Trong nhiều năm trở lại đây tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng. Đặc biệt đối tượng mắc phải thường là những người thiếu ngủ, dân văn phòng và người lao động trí óc. Trong các phương pháp điều trị thì tư thế ngủ cho người thiếu máu não nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng giúp phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân thiếu máu não.
Vậy tư thế ngủ nào phù hợp cho người thiếu mãu não? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé!
Thiếu máu não là bệnh gì?
Não là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể con người. Để não hoạt động bình thường cần duy trì việc cung cấp oxi (25%) để các tế bào não trao đổi chất, cùng lượng máu từ tim (20%) và lượng đường nhất định (25%). Thiếu mãu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm, dẫn tới giảm oxy và dưỡng chất khiến tế bào thần kinh thiếu năng lượng và hệ thần kinh suy giảm.
Các triệu chứng thiếu máu não gồm:
- Chóng mặt hoa mắt buồn nôn khi ngồi quá lâu một chỗ
- Thường xuyên đau nhức đầu
- Ù tai nghe không rõ
- Cơ thể mệt mỏi suy nhược giảm sút trí nhớ
- Biến chứng nguy hiểm nhất mà thiếu máu não gây ra là bại liệt nếu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tình trạng thiếu máu lên não. Trong đó, có thể chia ra làm 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân nguyên phát:
- Thiếu nước
- Ăn đồ chiên dầu mỡ quá nhiều, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng
- Ngủ không đủ giấc, ngủ kê gối quá cao
- Uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên
- Không tập thể dục, sống không lành mạnh
Nguyên nhân thứ phát:
Là do các bệnh lý khác dẫn đến thiếu máu não
- Bệnh về tim mạch là chủ yếu: xơ vữa động mạch, huyết áp cao, co mạch máu
- Rối loạn lượng mỡ trong máu.
- Béo phì.
Xem thêm: Bí quyết phòng ngừa huyết áp cao từ tỏi
Lưu ý các tư thế ngủ cho người thiếu máu não
Nhiều người thắc mắc rằng “Tại sao điều chỉnh tư thế ngủ cho người thiếu mãu não lại là một trong những cách điều trị bệnh lý này?”. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khi ngủ, cơ thể bạn hoạt động để “đào thải” nhằm phục hồi và tự sửa chữa. Vì vậy cần lựa chọn một tư thế ngủ để não và cơ thể được phục hồi một cách tốt nhất.
Ngoài ra, tư thế ngủ không tốt cũng sẽ dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém (hay dẫn đến rối loạn giấc ngủ). Trong đó hai chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến là mất ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ liên quan đến hàng loạt nguy cơ bệnh lý khác như: Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và đột quỵ, suy tim,…
Do đó, việc để tâm hơn tới các tư thế ngủ cho người thiếu máu não cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
Nằm nghiêng
Nằm nghiêng được xem là một tư thế ngủ cho người thiếu máu não bởi nó giúp tăng cường sức khỏe não bộ và hạn chế ngáy ngủ (chứng ngưng thở khi ngủ). Theo đó, khi nằm nghiêng, đường thở của bạn vẫn mở nên việc thở dễ dàng hơn thay vì nằm ngửa bị vật cản dẫn tới ngủ ngáy.
Vì lý do này, các bác sĩ khuyến cáo những người bị chứng ngưng thở khi ngủ (chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng liên quan đến giấc ngủ) nên ngủ nghiêng để giúp giảm các triệu chứng.
Bên cạnh đó, bộ não người có chức năng loại bỏ các chất thải cả ngày lẫn đêm nhưng hoạt động này mạnh mẽ hơn khi ngủ. Một nghiên cứu đã tiến hành để đánh giá tư thế ngủ có tác động như thế nào tới hoạt động này. Và kết quả cho thấy việc nằm nghiêng giúp hỗ trợ hoạt động này tốt hơn.
Vậy nằm nghiêng bên nào là tốt nhất? Nhìn chung, nằm nghiêng bên nào cũng sẽ giúp bơm máu đến các cơ quan và bộ phận của cơ thể tốt nhất. Việc lựa chọn nằm nghiêng bên phải hay nằm nghiêng bên trái còn phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
Chẳng hạn như nằm nghiêng bên trái là tư thế yêu thích của người đang bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc phụ nữ mang thai, nhưng nó sẽ tạo cảm giác khó chịu cho người bị suy tim. Những người bị suy tim sẽ có xu hướng nằm nghiêng bên phải khi ngủ.
Tóm lại, nằm nghiêng là tư thế ngủ cho người thiếu máu não được khuyến khích nhằm giúp máu được lưu thông lên não tốt hơn. Và dù nằm nghiêng bên nào cũng không ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ lưu thông máu này nên bạn an tâm lựa chọn nhé!
Nằm ngửa có phải tư thế ngủ cho người thiếu máu não?
Nếu cảm thấy khó đi với giấc ngủ với tư thế nằm nghiêng, bạn có thể chọn tư thế nằm ngửa. Nhất là với những người bị đau nhức ở vai và lo sợ nếp nhăn do nằm nghiêng khi ngủ lâu dài. Nằm ngửa là tư thế giúp giữ cho cột sống thẳng hàng và phân bổ đều trọng lực lên cơ thể, ngăn ngừa các cơn đau nhức nào ở lưng hoặc cổ. Tuy nhiên, tư thế nằm ngửa không được khuyến khích cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Mặc dù nằm ngửa khi ngủ không phải lựa chọn tồi nhưng cũng không phải tư thế ngủ lý tưởng cho người thiếu máu não. Bạn có thể kết hợp 2 tư thế ngủ này để thoải mái hơn. Lưu ý rằng, khi thay đổi tư thế từ nằm nghiêng sang nằm ngửa, nên thay gối đệm đầu thấp hơn, đủ để tạo đệm cho cổ nhưng cũng không quá cao khiến cổ đẩy về phía trước quá mức.
Những lưu ý về tư thế ngủ cho người thiếu máu não
Để tư thế ngủ cho người thiếu máu não phát huy tốt nhất các lợi ích sức khỏe, việc chọn gối nệm khi nằm nghiêng cũng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý về điều này:
- Chọn nệm có độ cứng trung bình: Độ cứng này cho phép nệm đủ để các bộ phận nặng hơn của cơ thể bạn chìm sâu hơn vào đệm, đồng thời đủ vững chắc để ngăn chúng chìm quá sâu và gây lệch cột sống.
- Chọn gối hỗ trợ căn chỉnh phù hợp giữa cổ và phần còn lại của cột sống: Sự lựa chọn phù hợp cho các trường hợp này là gối cao su. Bên cạnh đó, cũng có thể đệm thêm gối ở giữa hai đầu gối, giúp tư thế ngủ nghiêng thoải mái hơn.
Ngoài ra, sự ngưng trệ việc lưu thông máu lên não có thể được cải thiện và hạn chế thông qua những thói quen và hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ làm tặng lượng cholesteron.
- Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày và những bài tập thể dục giúp lưu thông máu tốt như là: Massage mặt và đầu; ngồi trên chân.
- Hít thở bằng mũi, và tập hít thở sâu
Nằm nghiêng được xem là tư thế ngủ cho người thiếu máu não được khuyến khích. Việc nằm nghiêng về bên nào còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bạn. Có thể kết hợp nằm nghiêng và nằm ngửa để cảm thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái với việc nằm nghiêng khi ngủ hoặc các triệu chứng thiếu máu não không cải thiện, hãy trao đổi với bác sĩ nhé!