Tuy nhiên, nếu cho bé ăn trứng gà không đúng lúc và đúng cách, mẹ sẽ góp sức đưa sức khỏe của bé vào bờ vực nguy hiểm.
1.Dưới một tuổi
Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng trứng gà và các sản phẩm làm từ trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng cao. Thậm chí, với một số bé quá nhạy cảm, có thể bị dị ứng ngay cả khi vừa tiếp xúc với mùi vị trứng. Tốt nhất, mẹ hãy đợi bé tròn 1 tuổi hẵng bắt đầu cho bé thưởng thức món ngon từ trứng gà.
2. Cảm sốt
Nếu bé đang bị cảm sốt, mẹ tuyệt đối đừng chế biến món trứng gà cho bé ăn, vì sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể, góp phần đẩy cao nhiệt độ cơ thể khiến bé càng bệnh nặng hơn.
3. Tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy, đường ruột rất cần được nghỉ ngơi, trong khi trứng gà lại không dễ tiêu. Lúc này cho ăn trứng gà chẳng khác nào làm tăng gánh nặng cho đường ruột vốn đang yếu ớt của bé.
4. Tiểu đường
Nếu bé đang bị tiểu đường, ngoài các đồ ăn ngọt và tinh bột, mẹ cũng nên hạn chế trứng gà vì nó chứa nhiều chất gây hại cho bệnh tình của bé.
5. Thừa cân, béo phì
Trứng gà chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, nếu bé đã thừa cân, mẹ còn “bồi bổ” bằng trứng gà sẽ khiến cân nặng của bé càng tăng nhanh.
6. Tim mạch
Cholesterol cao trong trứng gà cũng đe dọa đến các bệnh về tim mạch, mẹ nên tránh trứng gà nếu chẳng may bé đang là bệnh nhân tim mạch.
7. Sỏi mật
Sỏi mật thường gặp ở người lớn, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em. Nếu đường mật có một dị vật như xác giun, trứng giun thì sau chừng 3 năm, sỏi đã được tạo thành. Nếu chẳng may, bé bị giun chui ống mật lúc 3 tuổi thì đến 6 tuổi đã có thể bị sỏi mật.
Vì trứng gà rất giàu đạm, nếu cho bé bị sỏi thận ăn, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, gây đau đớn, nôn mửa…
8.Viêm thận
Ăn trứng gà sẽ khiến lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, nếu bé bị viêm thận sẽ khiến bệnh tình trở nặng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
9. Vừa ốm dậy
Trên bề mặt vỏ trứng có chứa rất nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Khi bé mới khỏi ốm, sức đề kháng còn yếu nên tốt nhất mẹ đừng cho bé ăn trứng.