Mẹ&Con- Mụn nhọt là bệnh thường gặp ở trẻ, phổ biến nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ nóng lên cơ thể của bé bài tiết nhiều mồ hôi, là điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây ra mụn nhọt. Ngoài việc ba mẹ phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thì cần kết hợp với các bài thuốc dân gian dưới đây để chữa trị mụn nhọt cho trẻ hiệu quả hơn. Có nên cho trẻ đi chân đất? Trẻ phân biệt giàu nghèo – một “nhân cách” lệch 5 kỹ năng dạy bé lớn khôn

Thuốc đắp hoặc dán ngoài

Lá khoai lang: Với những nốt mụn nhọt đã vỡ, mẹ lấy lá khoai lang non kèm với một ít đậu xanh, giã nhuyễn cùng vài hạt muối và bọc vào vải sạch, sau đó đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Mỗi ngày làm 1 lần, kiên trì làm liên tục vài ngày vết mụn nhọt của bé sẽ đỡ sưng, đau.

Hoa gạo: Do hoa gạo có vị ngọt, tính mát, bớt sưng, giảm đau,…nên được dùng trong để điều trị chứng mụn nhọt cho trẻ nhỏ.

Cách làm: Các mẹ dùng hoa gạo tươi giã nát và đắp vào nơi nhọt sưng, ngày làm 1 – 2 lần sẽ giảm sưng, hết đau nhức cho bé.

hoa-gao

Giã nát hoa gạo tươi trị mụn nhọt cho bé yêu rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Lá sen: Lá sen rửa sạch, giã nát với một ít hạt cơm nếp, sau đó đắp vào nơi có mụn nhọt. Ngày thực hiện 1 lần, mụn  sẽ se lại và sẹp xuống nhanh chóng.

Bí ngô: Lấy cuống bí ngô đốt cháy thành than, nghiền nhỏ và có thể trộn với chút dầu mè, rồi đắp vào mụn nhọt. Ngày làm 1 lần, kiên trì sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

Rau mồng tơi: Rửa sạch vài lá mồng tơi, rồi giã nát và đắp vào nơi bị mụn ngày 2 – 3 lần.

Rau diếp cá: Lá diếp cá có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng làm bài thuốc trị mụn nhọt cho bé rất hiệu quả.

Cách làm: Rửa sạch lá diếp cá, giã nhuyễn, đắp vào chỗ mụn trước khi đi ngủ, sau một đêm bạn sẽ thấy vết sưng của bé sẽ giảm đi rất nhiều.

diep-ca

Lá diếp cá dùng để giảm sưng tấy chỗ mụn nhọt cho trẻ (Ảnh minh họa)

Nha đam (lô hội): Ngoài việc dùng để giảm sốt, cầm máu cho trẻ thì nha đam còn dùng để trị mụn nhọt.

Cách làm:  Bóc sạch vỏ nha đam, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ có mụn cho bé. Ngày đắp từ 1- 2 lần cho bé các mẹ nhé!

Lá mít: Dùng lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt sẽ làm giảm sưng đau cho bé.

Thuốc uống

Kết hợp với bài thuốc để đắp, dán ngoài da thì mẹ cũng nên áp dụng các bài thuốc dùng uống để phát huy hết tác dụng và “đuổi” những nốt mụn nhọt cho bé.

Tô mộc: Tô mộc có vị ngọt, tính bình, là nguyên liệu trong những bài thuốc trị mụn nhọt an toàn cho trẻ vì nó không độc và có tính lành. Đun sôi nước, sau đó cho lá tô mộc vào đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút, rồi cho trẻ uống khi nước ấm.

Bồ công anh: Rửa sạch lá bồ công anh và sài đất, mỗi thứ khoảng 50g, sắc lấy nước uống cho bé. Bài thuốc này, giúp bé mau hết mụn nhọt khó chịu.

Kim ngân hoa: Dùng khoảng 6 đến 10g kim ngân hoa khô, sắc nước và cho bé uống hàng ngày cũng giúp làm lành nhanh các vết mụn nhọn trên da bé.

Sài đất: Mẹ có thể dùng sài đất để nấu canh cho bé ăn cũng có tác dụng giảm và phòng tránh mụn nhọt cho bé.

sai-dat

Cây sài đất thanh nhiệt giải độc trị mụn nhọt cho trẻ (Ảnh minh họa)

Hoa nhài: dùng khoảng 10g hoa nhài, kết hợp với 20g bồ công anh và kim ngân hoa, sắc uống mỗi ngày, chia uống 2 đến 3 lần trong ngày.

Lưu ý: Đối với thuốc uống thì mẹ chỉ nên áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, phải chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi đắp thuốc lên vùng mụn nhọt, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Tags:

Bài viết liên quan