Trẻ thấp còi bắt nguồn từ nhiều yếu tố như: di truyền có bố mẹ thấp, chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối, đặc biệt là thiếu canxi cùng vitamin D và vitamin K2, trẻ lười vận động, thường xuyên thiếu ngủ, ngủ muộn, dậy thì sớm, mắc 1 số bệnh nhiễm trùng, do tâm lý sợ mập và giữ eo ở tuổi dậy thì của các bé gái… Vậy trẻ thấp còi phải làm sao để cải thiện tình trạng? Mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Trẻ thấp còi là nỗi lo của không ít các bà mẹ nuôi con. (Ảnh minh họa)
Bổ sung đủ năng lượng theo lứa tuổi của bé. Bé không thể phát triển chiều cao nếu thực đơn thiếu hụt năng lượng từ cháo, bột, cơm, dầu mỡ… Ngoài ra, trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ thấp còi cũng nên ưu tiên nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…) và giàu canxi, sắt, kẽm (rau củ quả tươi, hải sản, thịt nạc, sữa và các chế phẩm từ sữa).
Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, có thể tiếp tục bú đến 2 tuổi (bên cạnh đồ ăn dặm). Trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa thì bé cần được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi. Khi trẻ lớn vẫn phải duy trì uống sữa mỗi ngày, vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của bé, nhất là trẻ nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa, canxi trong sữa cũng dễ hấp thu hơn so với các loại thực phẩm khác.
Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm, mẹ cũng có thể cung cấp các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bé bắt đầu có dấu hiệu của bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa, mẹ cần đưa bé đi thăm khám và điều trị sớm.
Song song với chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần tập cho con những thói quen tốt như: đi ngủ sớm, dậy sớm, vận động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn có sức rướn như bóng rổ, bóng chuyền, xà, bơi lội, đạp xe… tùy theo lứa tuổi.
Với những kiến thức mà Mẹ&Con chia sẻ trên đây, hy vọng mẹ đã có đáp án cho câu hỏi trẻ thấp còi phải làm sao? Chúc các bé lớn nhanh, lớn khỏe mỗi ngày!