Mẹ&Con - Khi bé cương quyết không ăn, bạn sẽ làm gì? Thay vì căng thẳng, bạn nên áp dụng 8 mẹo trị trẻ kén ăn của mẹ hiện đại dưới đây nhé!

Nếu bỗng dưng một ngày bé đẩy bát cà rốt nghiền yêu thích ra xa, bạn sẽ làm gì? Những người mẹ hiện đại sẽ không ép con ăn một cách miễn cưỡng. Thay vào đó, họ chọn tìm hiểu nguyên nhân khiến bé “kén ăn” và học cách “đối phó” với điều đó. Trong bài viết này, Mẹ&Con mách mẹ một số mẹo hay để xử lý tình trạng trẻ kén ăn thật hiệu quả. Mời mẹ cùng tham khảo nhé!

Các dấu hiệu nhận biết trẻ kén ăn

Trẻ kén ăn

Các dấu hiệu của trẻ kén ăn khá rõ ràng: Bé đẩy thìa ra hoặc cựa quậy, lắc đầu không muốn ngồi vào bàn ăn. Bé ngậm miệng khi bạn đút ăn hoặc nhổ thức ăn ra ngoài và trở nên cáu kỉnh. Trẻ kén ăn vì hàng tá lý do hoặc không vì một lý do nào cả, mẹ nhé.

Lý do trẻ kén ăn

Kén ăn khác với biếng ăn. Trẻ kén ăn có thể là do một số các lý do khách quan bên ngoài tác động làm giảm nhu cầu và ham muốn ăn uống. Một vài cách lý giải cho việc bé trở nên kén ăn đó chính là hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện và chưa thích nghi tốt với chế độ dinh dưỡng mới.

Điều này có thể thay đổi và cải thiện theo thời gian. Bé lười ăn có thể do đang mọc răng, bị nhiễm trùng, dị ứng thức ăn. Thế nên miễn là bé vẫn khỏe mạnh, tăng cân và phát triển bình thường thì mẹ cũng không nên quá lo lắng mà đánh đồng với việc con biếng ăn và ngay lập tức sử dụng các biện pháp không đúng cách dẫn đến tâm lý sợ “ăn” sau này.

giúp trẻ hết kén ăn

Mẹo giúp trẻ hết kén ăn

  • Không bao giờ ép trẻ ăn:

Nếu bé của bạn lắc đầu khi bạn đưa thức ăn lên miệng, đó là “thông điệp” con đã ăn đủ lượng cần thiết. Hãy cảm nhận con no như chính chúng ta và đừng ép con ăn thêm, kẻo dẫn đến việc con bắt đầu cảm thấy căng thẳng khi ăn. Điều này chỉ làm cho bữa ăn trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Thay vì vậy, bạn có thể dừng lại và chia bữa ăn ra thành nhiều cữ nhỏ để con cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

không ép trẻ ăn

  • Hãy đa dạng các loại thức ăn:

đa dạng thức ăn cho trẻ

Cũng như người lớn, mỗi trẻ có sở thích ăn uống khác nhau. Một số thích thức ăn lỏng, trong khi những bé khác thì thích loại cháo, bột đặc hơn một chút. Có những bé thích nhai từ sớm nên các rau củ luộc chín lúc này sẽ phù hợp với bé hơn là cháo hay bột. Bạn nên thường xuyên thay đổi cách chế biến để tìm hiểu xem thực sự bé nhà mình thích “kiểu” nào nhất. Như vậy, bé sẽ ăn được nhiều hơn.

  • Loại bỏ các nguyên nhân gây mất tập trung:

Mẹ nên làm cho thức ăn trở thành trọng tâm của bữa ăn bằng cách tắt TV, dọn dẹp đồ chơi sang một bên và giúp con tập trung vào một công chính việc đó là dùng bữa.

giúp trẻ tập trung việc ăn

  • Thời gian ăn hợp lý:

Bạn hãy thiết lập “kỷ luật” cho bữa ăn của bé bằng thời gian cụ thể. Đừng nên để bé “dây dưa” quá lâu trên bàn ăn vì điều này có thể làm bé lơ là và mất tập trung vào “công việc chính”. Tốt nhất là nên kết thúc bữa ăn trong vòng 20 – 30 phút, dù có thể bé chưa ăn đủ no. Chúng ta có thể bù khối lượng thức ăn còn thiếu vào bữa sau.

  • Để bé chạm vào thức ăn của mình:

Bạn có thể sẽ không thích một món ăn mà bạn chưa từng nhìn thấy nó. Em bé của bạn cũng vậy. Vì thế, hãy để bé chạm vào thức ăn mới trước khi bạn cho bé ăn. Bạn đừng sợ con dính bẩn vì sau mỗi bữa ăn bạn cũng đều phải dọn dẹp, tắm rửa mà.

tạo tâm lý trẻ thoải mái

  • Tiếp tục cố gắng một cách nhẹ nhàng:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé có thể cần thử một loại thức ăn 8, 10, thậm chí 15 lần trước khi chúng cảm thấy thích và muốn ăn. Vì vậy, hãy kiên nhẫn và tiếp tục cho bé thử các món ăn khác nhau đến khi con muốn. Song song đó, bạn chú ý các thành phần thực phẩm “lạ”, mà bé có thể bị dị ứng nhé!

kiên nhẫn tập ăn

  • Đừng thất vọng hoặc tức giận:

Bạn đừng quên rằng, việc bé kén ăn là do thức ăn chứ không phải do từ chối bạn. Chính vì vậy, tức giận, la mắng, hù dọa không phải cách tốt để khiến bé sợ rồi mới ăn. Chúng ta hoàn toàn không có lý do gì để làm như vậy cả. Hơn nữa, điều đó chỉ khiến tâm lý của bé trở nên mệt mỏi và chán ngán mỗi khi đến bữa ăn mà thôi.

Qua bài viết nêu trên, Mẹ&Con hy vọng bạn đừng bó buộc mình với quan niệm “con phải tròn”, “con phải mũm mỉm thì mới dễ thương”,… Việc của mẹ là chăm sóc, cho con ăn, nhưng trẻ mới là người quyết định món ăn và lượng thức ăn mà chúng cần. Vì thế, hãy trao cho con cơ hội được quyết định, mẹ nhé! 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.