Mẹ và Con - Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất là sốt và nôn. Tuy nhiên rất khó để kết luận trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì nếu chỉ quan sát bằng mắt.

Sốt và nôn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì? Làm thế nào để nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sốt và nôn? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi quan trọng này.

Trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì?

Trẻ bị sốt và nôn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Dựa theo các dấu hiệu đi kèm bạn có thể khoanh vùng nguyên nhân gây bệnh. Việc trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì, nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân này. Tuy nhiên, tình trạng nôn và sốt khá phổ biến ở trẻ nhỏ nên bạn khoan vội hoảng loạn.

Trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì để tìm cách xử trí

Trẻ bị sốt, nôn và ho nhiều

Nguyên nhân có thể do thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng kém khiến trẻ cảm lạnh. Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ nhỏ: Sốt, ớn lạnh và cơ thể run rẩy, ho khan, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, kém ăn, đau tai hoặc cảm giác áp lực ở đầu hoặc mặt.

Cách xử lý:

Thường xuyên cho trẻ súc miệng, vệ sinh mắt mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Trẻ bị sốt và nôn nhiều kèm ho cần tập trung giải quyết từng triệu chứng.

  • Sốt thì cần uống nhiều nước, bổ sung điện giải, mặc quần áo thoáng mát. Nếu trẻ sốt cao phải dùng thuốc hạ sốt, tốt nhất là dùng theo chỉ định bác sĩ.
  • Để giảm ho thì có thể cho bé uống trà gừng, ngửi tỏi, tỏi nướng, cháo tỏi, lá kinh giới hấp đường phèn, lá húng chanh hấp quất xanh, chanh mật ong và nghệ hấp…
  • Ăn uống nên chọn các món lỏng, dễ ăn, giàu dinh dưỡng như các loại cháo, súp. Điều này giúp hệ tiêu hóa được giảm tải, hạn chế nôn trớ.

Sốt, nôn trớ và thở rít, khó thở

Trường hợp bạn thấy bé sốt ho, nôn trớ mà lại kèm thở rít, thở khò khè hoặc trẻ khó thở, hụt hơi thì có thể trẻ bị viêm phế quản, thường là viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có triệu chứng ban đầu chỉ là sổ mũi, ho sốt nhẹ khá giống với cảm lạnh và kéo dài trong 1 – 2 ngày. Từ 3 – 5 ngày kế tiếp trẻ ho nhiều lên, tình trạng thở rít xuất hiện. Lúc này, nếu triệu chứng bệnh không giảm mà ngày càng nặng dần, có tình trạng tím tái, thở gấp thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị ngay.

Trẻ em bị sốt, nôn kèm đau bụng dữ dội

Nếu trẻ bị đau bụng, đau liên tục. Ban đầu nhẹ sau xu hướng đau tăng dần kèm theo bị nôn và sốt, sốt cao thì rất có thể bé bị viêm ruột thừa.

Các biểu hiện khác có thể bao gồm đau bụng, sưng tấy đỏ vùng bụng đặc biệt là vùng hố chậu phải, biếng ăn, một số trường hợp viêm cấp có thể sốt cao trên 40 độ C, trẻ nôn thức ăn và nôn cả dịch dạ dày, đầy bụng, bụng chướng khó chịu.

Trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì và có dấu hiệu đau bụng

Cách xử lý:

Theo dõi cơn đau và đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Đối với trẻ 2 tuổi thì đau ruột thừa rất khó nhận biết chính xác. Do đó, bạn cần chú ý nếu trẻ có đầy đủ các biểu hiện trên, lờ đờ, xanh xao thì cần đi khám ngay.

Trẻ em bị nôn, sốt kèm đau đầu

Đau đầu là một dấu hiệu nguy hiểm như viêm màng não ở trẻ, nhiễm trùng não. Nếu trẻ sốt, đau đầu, nôn trớ kèm theo các dấu hiệu như cứng cổ gáy, đau đầu. Khi viêm màng não do vi khuẩn tiến triển, đôi khi rất nhanh, hệ thần kinh trung ương của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Mức độ rối loạn của hệ thần kinh trung ương dao động từ trẻ bị kích thích quấy khóc đến hôn mê. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu này khó nhận biết mà chỉ thấy trẻ khóc, hét. Bệnh liên quan đến não đều rất nguy hiểm nên cần đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất.

Làm gì khi trẻ bị nôn sốt?

Chăm sóc trẻ bị nôn, sốt nói riêng và bệnh nói chung luôn đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và kiến thức. Nhất là các bé còn quá nhỏ, chưa biết nói, chưa biết diễn tả cảm giác ra sao. Khi trẻ có dấu hiệu nôn và sốt, bạn cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bệnh để có thể chẩn đoán sơ bộ.

Không nên vội dùng thuốc hạ sốt cho trẻ vì có thể gây “nhiễu” thông tin. Nếu trẻ hạ sốt nhưng vẫn còn bệnh nguy hiểm thì càng khó phát hiện. Hơn nữa, tự ý dùng thuốc có thể dùng sai thuốc, sai liều, làm tình trạng trầm trọng hơn. Chỉ cần bổ sung nước, dinh dưỡng và theo dõi kỹ trạng thái của bé để cho trẻ nhập viện ngay khi cần.

Khi nào cần đưa trẻ nhập viện?

Việc đưa trẻ đi khám bác sĩ phụ thuộc vào tuổi và tình trạng của bé. Chẳng hạn, đối với các bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì chỉ cần sốt cao trên 38 độ bạn đã phải cho bé đi kiểm tra. Với các bé lớn hơn, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ em bị sốt cao trên 38,5 độ C, sốt kéo dài, sốt kèm co giật.
  • Trẻ nôn trớ trong nhiều giờ, không thể bú, bỏ bú, không ăn được.
  • Chất nôn của trẻ có màu sắc bất thường như đỏ (máu) hoặc xanh (mật).
  • Đau bụng nhiều, liên tục, càng lúc càng đau.
  • Đau đầu, quấy khóc liên tục, li bì, tím tái mặt mũi.
  • Không đi tiểu trong 6 đến 8 giờ với trẻ em đã lớn hay không ướt tã ở trẻ nhỏ trong khoảng 4 – 6 tiếng.
  • Trẻ em đi ngoài ra máu.

Trẻ em bị sốt và nôn là bệnh gì và cách xử trí phù hợp

Trẻ em bị sốt cao trên 38,5 độ C cần được đưa đi khám

Qua bài viết này, bạn đã được biết về các nguyên nhân và biểu hiện của các bệnh lý thường gặp ở trẻ khi bị sốt và nôn phổ biến nhất. Tuy nhiên, triệu chứng sốt và nôn không loại trừ là do nguyên nhân khác nguy hiểm cho bé. Để đảm bảo, bạn nên theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Bài viết liên quan