Mẹ và Con - Sổ mũi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh như hiện nay. Tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài sẽ gây ra nhiều khó chịu và dẫn đến nhiều hệ lụy như: biếng ăn, quấy khóc, mất sức… vậy khắc phục tình trạng này thế nào? Cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay nhé!

Trong quá trình chăm sóc trẻ nhất là vào mùa lạnh này, chắc hẳn sẽ có những lúc khiến bố mẹ “đau đầu”. Đặc biệt là khi trẻ bị sổ mũi kéo dài. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin liên quan đến tình trạng sổ mũi của trẻ sau đây để có cách xử lý thông minh, bố mẹ nhé!

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Không khí trở lạnh như hiện nay thường gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như: ngạt mũi, ho, viêm họng… đặc biệt là sổ mũi ở trẻ. Sau đây là những nguyên nhân gây tình trạng sổ mũi ở trẻ:

Không khí khô

Khi thời tiết trở lạnh, không khí dần khô đây là nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. Vì niêm mạc của trẻ rất nhạy cảm với khô khí, đặc biệt là không khí bị khô sẽ làm khô chất tiết mũi của trẻ. Khi bị sổ mũi do không khí, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng hay khịt khịt ít chảy mũi nhiều

Đối với nguyên nhân này thì bố mẹ không nên quá lo lắng vì có thể khắc phục tại nhà bằng cách cho trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay tăng độ ẩm trong phòng bằng máy tạo độ ẩm.

Chất gây dị ứng

Như đã nói ở trên, do niêm mạc mũi của trẻ cực kỳ nhạy cảm. Đặc biệt là với gió bụi, khói công nghiệp, khói thuốc lá hay sữa (do bé bị ọc sữa và đi lên mũi)… sẽ gây tình trạng sổ mũi. Khi niêm mạc nhạy cảm của trẻ bị kích ứng, sẽ gây ra các triệu chứng như: chảy nước mũi trong, hắt hơi, thở ồn ào…

Cảm lạnh và cúm

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị cảm lạnh và cảm cúm, lúc này virus sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ: từ người sang người qua đường không khí, dịch nhầy khi tiếp xúc tay chân… Bên cạnh khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài, cảm lạnh còn có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa hay viêm xoang

Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh và cúm, do hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Đây là cơ hội để các loại virus xâm nhập vào cơ thể, một số trong đó có thể lây truyền từ người sang người qua không khí, nhưng phần lớn lây truyền từ tiếp xúc tay – mũi. Nhiều trường hợp, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát như viêm tai giữa hoặc viêm xoang…

Bên cạnh các triệu chứng phổ biến như: đau đầu, nhức mỏi, đau cơ… thì cảm cúm còn gây mệt mỏi, chán ăn. Các dấu hiệu trẻ sơ sinh sổ mũi do cảm lạnh và cúm là: chảy nước mũi trong, ho, sốt, khàn giọng, đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc đau họng. 

cách điều trị trẻ bị sổ mũi

Dị ứng

Các loại nấm mốc, phấn hoa, côn trùng cắn, bụi trong nhà hay các chất gây dị ứng trong sữa, thuốc… sẽ dễ  gây dị ứng cho trẻ. Đặc biệt là trẻ nhạy cảm. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài có thể lên đến hàng tuần thậm chí vài tháng.

Amygdales hoặc VA sưng to

Amygdales hoặc VA là bộ phận giúp chống lại các nguyên nhân gây nhiễm trùng bằng cách lọc vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường mũi và cổ họng, sản sinh kháng thể. Amygdales hoặc VA sưng to có thể gây sổ mũi. Những triệu chứng trẻ sổ mũi do Amygdales hoặc VA sưng to như: bị nghẹt mũi, thở ồn ào, ngáy khi ngủ, thậm chí là trong khi ngủ, trẻ có thể ngừng thở trong vài giây. Amygdales hoặc VA sưng to có thể gây viêm tai giữa.

Cách trị trẻ bị sổ mũi kéo dài cho trẻ trong trường hợp này. Một trong những phương pháp để điều trị sổ mũi do Amygdales hoặc VA sưng to phẫu thuật loại bỏ chúng.

Dị vật ở mũi

Dị vật trong mũi là một trong những tình trạng khá quen thuộc với trẻ nhỏ, do độ tuổi còn hiếu động và nhận thức không đủ nên trẻ thường cho những vật nhỏ vào mũi. Nếu không phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì dị vật đó có thể là hạt đậu, ngô, viên bi, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, pin… Nhiều trường hợp, dị vật quá nhỏ chèn ép vào mũi làm cho bố mẹ khó nhận biết và xử lý chậm dẫn đến tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài.

Bên cạnh sổ mũi, bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị mắc dị vật trong mũi nhờ vào các dấu hiệu sau đây: nước mũi có màu xanh lá, vàng có thể kèm máu, mũi sưng và gây đau,

Để giúp bé thở lại bình thường, mẹ hãy loại bỏ dị vật đó, khuyến khích bé khịt mũi nhiều lần. Trong trường hợp, dị vật có kích thước lớn, hãy đưa bé đến bệnh viện nhờ bác sĩ loại bỏ dị vật, tránh gây tổn thương đến mũi.

Các phương pháp điều trị trẻ bị sổ mũi kéo dài tại nhà

Đa phần trẻ bị sổ mũi là do cảm cúm, cảm lạnh và hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà như: vệ sinh sạch sẽ và giữ ẩm cho cơ thể. Dưới đây là một trong những cách bố mẹ có thể điều trị trẻ sổ mũi tại nhà:

  • Dùng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý là thành phần vô cùng an toàn với những trẻ chưa biết xì mũi. Bố mẹ có thể dùng dụng cụ để hút mũi, chỉ cần dùng 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ sau đó hút chất nhầy ở mỗi bên mũi. Lưu ý cho trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân để tránh bé bị sặc.
  • Tắm nước gừng ấm: Gừng ấm là nguyên liệu dễ mua và dễ sử dụng, nấu nước ấm với gừng tươi sau đó tắm cho trẻ có thể làm lỏng dịch mũi. Từ đó bé sẽ dễ xì mũi ra hơn, bố mẹ cũng có thể dễ dàng vệ sinh bằng dụng cụ hút mũi.
  • Uống nhiều nước, tránh đồ dầu mỡ và chất béo: Uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, soup hay thức ăn dạng lỏng sẽ giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ dàng làm sạch.
  • Massage mũi: giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Nằm cao đầu khi ngủ: giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.

trẻ bị sổ mũi kéo dài

Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ trong mùa lạnh

Sổ mũi gây ra nhiều khó chịu cho trẻ và cả bố mẹ vì chăm sóc sẽ vất vả hơn rất nhiều, sau đây là những cách phòng ngừa sổ mũi nhanh chóng trong mùa lạnh:

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc
  • Thường xuyên rửa tay, chân của trẻ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, hạn chế khói bụi
  • Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói bụi, phấn hoa
  • Mùa lạnh khi cho trẻ ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang cho trẻ…
  • Điều chỉnh điều hòa phù hợp với nhiệt độ bên ngoài, giúp trẻ luôn cảm thấy ấm áp

nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Sổ mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy rằng tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài thông thường chỉ do tác động từ môi trường, nhưng sổ mũi cũng là biểu hiện của nhiều tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý quan sát khi trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm theo biểu hiện lạ thì nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan