Mẹ&Con - Bà Margaretha Casselbrant- Giám đốc bộ phận Tai mũi họng Nhi khoa tại Bệnh viện Trẻ em Pittsburgh cho biết tại Mỹ có tới 80% trẻ dưới 3 tuổi được ghi nhận là bị nhiễm trùng tai, và nhiễm trùng tai thường phổ biến ở tre từ 6-24 tháng tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các bậc phụ huynh đều lơ là điều này, hoặc không có kiến thức về căn bệnh này. Xử lý nhiễm trùng tai ở trẻ em Xử lý bệnh mắt ở trẻ sơ sinh Hiểu về bệnh thận ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng tai là do chất lỏng vì một nguyên nhân nào đó mà mặc kẹt trong tai giữa dẫn đến bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Thường gặp nhất là do các ống eustachian bị tắc nghẽn. Ngoài ra, các yếu tố như do cảm lạnh hoặc dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng tai ở trẻ.

trẻ bị nhiễm trùng taiTrẻ quấy khóc là một trong dấu hiệu bị nhiễm trùng tai (Ảnh minh họa)

Còn theo giải phẫu học nguyên nhân khiến trẻ thường bị nhiễm trùng tai là do ống ống eustachian của trẻ ngắn hơn, ít góc cạnh hơn người lớn nên khả năng các chất lỏng và mầm bệnh bị bít tắc lại bên trong tai giữa cũng cao hơn nhiều lần. Bên cạnh đó, trẻ em do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Làm thế nào để nhận biết em bé của bạn bị nhiễm trùng tai

Trẻ từ 6-12 tháng tuổi do khả năng ngôn ngữ của bé chưa phát triển nên bé không thể chia sẻ và thông báo cho người lớn biết bé đang bị đau tai. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Max M-  Chủ tịch ủy ban về Tai mũi họng ở trẻ em cho American Academy cho biết các bậc phụ huynh có thể nhận con mình đang bị nhiễm trùng tai dựa vào các triệu chứng như:

trẻ bị nhiễm trùng tai 1

Trẻ sốt cao 39 độ c

– Tai giật mạnh

– Trẻ quấy khóc, có dấu hiệu đau đớn ở phần tai

– Trẻ tỏ ra khó chịu khi nằm nghiêng một bên tai

– Ngoài ra, một số nhiễm trùng tai cũng có thể gây khó ngủ, trẻ biếng ăn, có hiện nôn mửa hoặc bị tiêu chảy.

– Khả năng nghe của bé kém đi

– Bệnh nặng trẻ có dấu hiệu chảy mủ ở tai. Đây là dấu hiệu cho biết trẻ đã bị thủng màng nhĩ. Vì chất lỏng trong tai quá nhiều tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ bị vỡ ra. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên lo lắng, màng nhĩ của bé thường có xu hướng tự chữa lành. Nhưng khi có dấu hiệu chảy mủ ở tại nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Cách điều trị nhiễm trùng tai cho trẻ

Theo Ellen M. Friedman tác giả cuốn My Ear Hurts (tạm dịch là Tôi đau tai ) thì có khoảng 80% trẻ bị nhiễm trùng tai không cần điều trị bằng kháng sinh bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nặng vẫn cần bác sĩ can thiệp. Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ được điều trị bằng kháng sinh theo kê toa của bác sĩ.

Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc để điều trị cho con nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.  Vì nếu sự dụng kháng sinh tùy tiện sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn, bệnh sẽ không khỏi và thường xuyên lặp lại.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo chỉ trẻ từ 2 tuổi trở lên mới được dùng kháng sinh để làm giảm đau đớn. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm trẻ sẽ mất thính lực hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm khác về tai.

trẻ bị nhiễm trùng tai 2Nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp nếu bệnh không có biểu hiện nặng như trẻ bị sốt cao, trẻ vẫn ăn và chơi bình thường các bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi bé tại nhà từ 48-72 giờ đồng hồ nếu không có biểu hiện bất thường cũng không nhất thiết phải dùng khác sinh – Tiến sĩ Friedman cho biết.

Nhưng tiễn sĩ Casselbrant khuyến cáo các triệu chứng nhiễm trùng tai của trẻ sẽ không tự khỏi sau 2-3 ngày nên bạn vẫn phải quay lại bệnh để các bác sĩ kê toa kháng sinh để điều trị dứt điểm cho bé. Sau đó, nên thường xuyên cho con đi khám tai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo rằng bé đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Riêng những trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng tai, bệnh thường lặp lại các bác sĩ khuyên bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị đúng cách. Các bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống thông gió trong tai để ngăn chất lỏng tích tụ gây bít tắc tai. Vì một số trẻ, chất lỏng vẫn ở lại trong tai rất lâu ngay cả khi bé hết bệnh. Vì vậy, cần phải loại bỏ để tránh bệnh lặp lại hoặc gây các nhiễm trùng khác – Tiến sĩ Friedman khuyên.

Cách phòng tránh nhiễm trùng tai cho trẻ

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Các nghiên cứu đã cho thấy những đứa trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu khả năng bị bệnh nhiễm trùng tai ít hơn những đứa trẻ không ăn sữa mẹ.

trẻ bị nhiễm trùng tai 3Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé ( Ảnh minh họa)

Cho trẻ tránh xa khói thuốc lá

Trẻ nhỏ nếu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai. Nguyên nhân được tiễn sĩ Friedman giải thích là khói thuốc lá khi đi vào tai sẽ làm tê liệt các sợi lông nhỏ lót đường cho ống eustachian. Khi các sợi lông bị tê liệt sẽ khiến các chất nhầy không thể di chuyern ra tai  giữa nên từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai.

Tiêm chủng

Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng vắc xin Prevnar có thể làm giảm nguy cơ trẻ so sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, tiễn sĩ Friedman khuyến cáo vắc xin này chỉ có hiệu quả với một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng tai, không phòng được hoàn toàn nhưng cũng là một lựa chọn tốt cho đến thời điểm hiện tại.

Cách ly trẻ với những người bị cảm cúm

Cảm cúm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng tai. Vậy nên, nếu môi trường lớp học có người bị cảm cúm bạn nên cách ly bé.

Không nên cho bé bú hoặc uống nước khi nằm

Nằm bú hoặc nằm uống nước sẽ dễ khiến sữa và nước bị tràn vào tai, gây nhiễm trùng tai cho bé. Vậy nên khi ăn hãy cố gắng cho bé ngồi thẳng lên, ngồi để bú thay vì nằm để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai.

Tránh xa món đồ được làm từ lồng động vật

Chăn ga, gối, nệm hoặc đồ chơi của bé nên dùng chất liệu mềm mại, thân thiện nên tránh các mòn đồ được làm từ lông thú sẽ tăng nguy cơ bị dị dứng. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc với chó mèo vì lông những con vật này có thể gây dị ứng cho bé.

B.N (Theo Parents)

Tags:

Bài viết liên quan