Mẹ&Con - Trẻ ăn dặm bị táo bón nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé. Chính vì thế, mời mẹ cùng tham khảo những lời khuyên dưới đây để giúp con sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé! 15 mẹo chữa táo bón hiệu quả cho bé theo kinh nghiệm dân gian 6 loại thực phẩm dễ khiến trẻ táo bón 8 loại thực phẩm chữa khỏi táo bón

Mẹ&Con – Do hệ tiêu hóa còn non nớt nên trẻ ăn dặm rất dễ bị táo bón. Vậy trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ cần làm gì?

Hệ tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi ăn dặm (từ 6 – 24 tháng tuổi) còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Vì vậy, trẻ thường hay gặp tình trạng táo bón, nhất là khi chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.

Khi thấy bé cưng đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, bé nhăn nhó mỗi lần đại tiện, phân rắn, vón cục như phân dê, mẹ nên nghĩ tới việc con bị táo bón.

Làm gì khi trẻ ăn dặm bị táo bón?

Tăng cường chất xơ vào bữa ăn của con

Thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến táo bón ở các bé trong độ tuổi ăn dặm. Do vậy, mẹ đừng quên tăng cường chất xơ vào bữa ăn hàng ngày của con.

Rau lá xanh, các loại đậu đỗ, trái cây tươi… chính là nguồn cung cấp chất xơ lý tưởng cho bé.

Trẻ ăn dặm bị táo bón cho uống nước đầy đủ

Đừng đợi con khát mới cho con uống nước, vì lúc này cơ thể đã mất nước trầm trọng. Tập cho con thói quen uống nước đầy đủ, ngay cả khi không khát, chính là giải pháp ngăn chặn và điều trị táo bón tốt nhất.

Nước có khả năng làm mềm phân để bé đi tiêu dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng tuổi cần uống 200 – 300ml nước/ngày; trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 500 – 600ml nước/ngày.

trẻ ăn dặm bị táo bón

Chữa táo bón bằng nước ép hoa quả

Nước ép các loại quả như táo, nho, mận, kiwi có chứa đường và pectin tự nhiên, có thể giúp bé thoát khỏi táo bón. Với những bé mới tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống 30-60ml nước ép quả pha loãng và uống 2 lần/ngày để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Nhắc con đi vệ sinh đúng giờ

Vệ sinh đại tiện giữ vai trò quan trọng. Do đó, mẹ nhớ luôn nhắc nhở con đi đại tiện đúng giờ quy định. Đồng thời, mẹ cũng cần chọn thời gian thuận tiện nhất mà trẻ không vội vã, thường là sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng. Nếu bé ngồi bô hoặc hố xí quá lâu, mẹ cũng cần nhắc nhở con bỏ thói quen này.

Cho con vận động càng nhiều càng tốt

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng và đi đại tiện, mẹ cũng nên cho con vận động nhiều hơn để làm tăng hiệu quả điều trị.

– Massage bụng cho bé: Nhẹ nhàng xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, từ trái sang phải. Đặt tay mẹ lên rốn bé, sau đó xoa theo chuyển động tròn từ trung tâm (rốn bé) ra ngoài.

– Động tác “đạp xe”: Để bé nằm ngửa, nắm hai cổ chân bé và nhẹ nhàng chuyển động như đang đạp xe. Cách này cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng, đầy hơi.

– Tắm nước ấm: Các chuyên gia thường khuyên các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm bị táo bón tắm bằng nước ấm. Tắm xong, bạn có thể kết hợp massage bụng và thực hiện động tác “đạp xe” như trên cho bé.

 

Bài viết liên quan