Mẹ&Con - Người ta nói, một lần sảy bằng ba lần đẻ, như thế đủ để biết sẩy có tác hại thế nào đến sức khỏe. Mẹ nên lưu ý bổ sung một số chất và tránh một số chất khác để sức khỏe mau hồi phục, mẹ nhé! Bồi bổ cho con bằng các món ăn 'bổ máu' Bí quyết giúp bầu làm việc tốt khi mang thai Uống nước dừa dễ gây sẩy thai

Các loại thực phẩm cần bổ sung:

1. Rau chân vịt

thuc-pham-nen-va-khong-nen-cho-me-tung-say-thai

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn acid béo thực vật omega-3 dồi dào.

2. Thịt bò

Thịt bò chứa hàm lượng axit amin trong thịt bò nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, rất hiệu quả trong việc bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể, có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin B6 giúp cơ thể tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, thúc đẩy quá trình hình thành protein mới, hỗ trợ rất lớn trong việc phục hồi cơ thể sau khi sảy thai.

3. Bắp (ngô)

thuc-pham-nen-va-khong-nen-cho-me-tung-say-thai

Trong bắp có rất nhiều Folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.

4. Rau, trái cây

Ăn nhiều rau, trái cây, những loại rau trái lành tính cũng là cách hiệu quả để cung cấp các vitamin, giúp mẹ mau hồi phục sau sẩy thai (trừ rau sam, đu đủ, rau cải…).

Những thứ nên tránh ăn

1. Đậu nành

Theo một báo cáo năm 2003 từ Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, trong đậu nành có mức phytate cao gây trở ngại cho khả năng hấp thụ sắt. Mẹ cần thêm sắt sau khi sảy thai do bị mất nhiều máu, sắt giúp tạo nên một số thành phần của máu, do đó, việc tránh ăn đồ ăn liên quan đến đậu nành là hết sức cần thiết.

2. Gừng

thuc-pham-nen-va-khong-nen-cho-me-tung-say-thai

Một số nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ. Khi ăn gừng, một số người mẹ có cảm giác bị chuột rút. Phần lớn trường hợp chuột rút này không gây nguy hiểm cho thai nhi.

3. Bột ngọt

Thành phần chủ yếu của bột ngọt là sodium glutamate, chất kẽm trong máu sau khi kết hợp với chất này sẽ đẩy ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tiêu hao đại lượng kẽm, gây ra thiếu kẽm trong cơ thể.
Nên tránh đồ ăn nóng, gia vị ớt, gừng tỏi, rượu, bia, chất có gas. Ngoài ra không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc.

Tags:

Bài viết liên quan