Thực đơn ăn uống chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể của trẻ. Chính vì vậy, muốn bé tăng cân các bạn hãy “đầu tư” hơn vào thực đơn ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng nắm vững kiến thức về hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm. Nên việc lên thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ là rất khó.
Nếu mẹ đang “đau đầu” về vấn đề cân nặng của trẻ, hãy tham khảo gợi ý thực đơn cho bé chậm tăng cân của Mẹ và Con sau đây.
4 nhóm chất dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho bé chậm tăng cân
Trong thực đơn cho bé chậm tăng cân cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất là: Tinh bột, chất béo, đạm, rau xanh. Bên cạnh đó, các bạn nên bổ sung đa dạng thực phẩm để đa dạng vitamin và khoáng chất.
Tinh bột
Đây là nhóm chất quan trọng giúp cung cấp nguồn năng lượng để đảm bảo hoạt động của trẻ. Đồng thời tinh bột giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhẹn và năng động hơn. Bên cạnh đó, tinh bột còn mang đến công dụng hỗ trợ tiêu hóa nhờ vào công dụng kích thích nhu động ruột của tinh bột. Nhờ vậy, khi bổ sung tinh bột cơ thể trẻ sẽ dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên bổ sung vào cơ thể của trẻ sụt cân: Khoai tây, bí đỏ, khoai lang, các loại loại đậu và trái cây…
Đạm (Protein)
Đạm là một trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng trong thực đơn cho bé chậm tăng cân để giúp trẻ tăng cân. Đây là thành phần chính giúp sản sinh các nhóm cơ, đảm bảo hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là thành phần quan trọng giúp tăng sức đề kháng và dịch bài tiết. Chất đạm còn đóng vai trò như “chất dẫn” để chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác.
Thực phẩm chứa nhiều đạm nên bổ sung vào cơ thể của trẻ sụt cân: thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…), thịt trắng (thịt gà, vịt…), trứng, sữa, tôm…
Chất béo (Lipid)
Không những đóng vai trò cung cấp nguồn năng lượng cho trẻ mà đây còn là nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể. Đồng thời, chất béo còn có công dụng hòa tan các vitamin nhóm A, D, E… Đặc biệt chất béo còn hình thành các mô não và võng mạc, từ đó sẽ giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện thị lực của trẻ. Vì vậy, chất béo là một trong 4 chất quan trọng giúp trẻ tăng cân.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo nên bổ sung vào cơ thể của trẻ sụt cân: sữa, bơ đậu phộng, phô mai, oliu, dầu mè…
Vitamin và khoáng chất
Nhóm chất thứ 4 không thể thiếu trong 4 nhóm chất quan trọng là vitamin và khoáng chất. Vitamin và khoáng chất giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều hòa Cholesterol luôn ở mức ổn định.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên bổ sung vào cơ thể của trẻ sụt cân: tôm, cua, phomat, súp lơ xanh, sữa canxi…
Thực đơn cho bé chậm tăng cân
Thực đơn 1
- Sáng: Bánh mì kẹp xúc xích
- Bữa phụ: 250ml sữa
- Trưa: Cơm mềm, canh chua thập cẩm, tôm rang thịt
- Chiều: Nước ép trái cây
- Tối: Cơm, cá chép om dưa chua, củ quả luộc
- Bữa phụ: 250ml sữa
Thực đơn 2
- Sáng: Bánh cuốn
- Bữa phụ: 300ml sữa
- Trưa: Cơm, cá kho, canh đậu hũ cà chua, rau luộc thập cẩm
- Chiều: Sữa chua
- Tối: Cơm, canh rau ngót thịt băm, thịt lợn luộc
- Bữa phụ: 300ml sữa
Thực đơn 3
- Sáng: Bún riêu cua
- Bữa phụ: 200ml sữa
- Trưa: Cơm mềm, canh cá nấu khế, mực xào thập cẩm, chuối
- Chiều: 1 ly sữa chua, dâu tây
- Tối: Cơm mềm, cá nục kho cà chua, canh rong biển, đỗ xào, măng cụt
- Bữa phụ: 250ml sữa
Thực đơn 4
- Sáng: Phở bò
- Bữa phụ: 300ml sữa
- Trưa: Cơm mềm, rau cải luộc, thịt kho trứng cút, dưa hấu
- Chiều: 200ml sữa, bánh bông lan
- Tối: 1 chén cơm, thịt bò xào giá, canh rau muống thịt bằm, 1 quả hồng xiêm
- Bữa phụ: 250ml sữa
Thực đơn 5
- Sáng: Bánh giò, nước cam
- Bữa phụ: 250ml sữa
- Trưa: Cơm mềm, canh rau muống, rau cải bó xôi, cá bống kho tiêu, nhãn
- Chiều: Sinh tố bơ
- Tối: Cháo vịt, dưa hấu
- Bữa phụ: 250ml sữa
Thực đơn cho bé chậm tăng cân 6
- Sáng: Bún bò Huế, chuối
- Bữa phụ: 200ml sữa
- Trưa: 1 chén cơm, cá thu kho, rau xào, canh cải thịt bằm, 1 miếng dưa hấu
- Chiều: Váng sữa
- Tối: Cơm mềm, canh mướp, cá rán giòn, xoài
- Bữa phụ: 200ml sữa
Thực đơn 7
- Sáng: Xôi gấc
- Bữa phụ: 250ml sữa
- Trưa: Cơm mềm, canh đậu hũ cà chua, thịt luộc, quýt
- Chiều: Chè thập cẩm
- Tối: Cơm mềm, canh su hào hầm xương, thịt heo quay, bơ
- Bữa phụ: 250ml sữa
Thực đơn 8
- Sáng: Súp thịt bò khoai tây
- Bữa phụ: 1 hộp sữa chua
- Trưa: 1 chén cơm, thịt bò xào, canh rau dền nấu tôm, 1 miếng cam
- Bữa phụ: sữa chua
- Chiều: Cơm, trứng chiên thịt nấm rơm, canh bí đỏ nấu thịt, đu đủ
- Tối: 1 ly sữa
Thực đơn 9
- Sáng: Một chén mì nấu nước lèo thịt heo bằm, cải bó xôi và nửa ly sữa (100-150ml)
- Bữa phụ: Một hũ sữa chua
- Trưa: Cơm ăn, thịt bò xào khoai tây, canh bí nấu tôm, dưa hấu
- Bữa phụ: 1 ly sữa
- Chiều: Cơm, cá nục kho mềm, rau xào thập cẩm và canh cà chua trứng, chuối chín
- Tối: 1 ly sữa
Thực đơn 10
- Sáng: Sandwich kẹp trứng, nửa ly sữa
- Bữa phụ: Một hũ sữa chua
- Trưa: Cơm, cá thu kho thơm, canh cua nấu rau mồng tơi, sa pô chê
- Tối: Cơm, mướp xào gan gà, canh khoai môn nấu thịt, chuối chín
- Bữa phụ: 1 ly sữa
Thực đơn 11
- Sáng: 1 chén cháo lươn, 1 quả chuối tiêu
- Bữa phụ: 1 bát cháo sườn, 1 miếng dưa hấu
- Trưa: 1 chén cơm, thịt viên sốt cà chua, canh rau ngót thịt bằm, 1 quả quýt ngọt
- Tối: 1 chén cơm, tôm rim thịt, canh cá nấu cải, 1 chùm nho (nhỏ)
- Bữa phụ: Cháo hàu
Thực đơn 12
- Sáng: 1 chén cơm, canh gà lá giang, đậu Hà Lan xào thịt, 1 quả quýt ngọt
- Bữa phụ: Bánh bông lan
- Trưa: 1 chén cơm, tôm rim thịt, canh cá nấu cải, 1 chùm nho (nhỏ)
- Bữa phụ: Sữa chua
- Tối: 1 chén cơm, cá chép hấp gừng, su su xào thịt, 1 miếng đu đủ chín
- Bữa phụ: Cháo ếch
Thực đơn 13
- Sáng: 1 bát cháo gà, 1 miếng cam
- Bữa phụ: Miến lươn
- Trưa: Cơm, thịt viên sốt cà chua, canh cải dún nấu tôm, vú sữa
- Bữa phụ: Cháo gan (gà, lợn)
- Tối: 1 chén cơm, gà kho, canh mướp ngọt, 1 miếng bơ (trái cây)
- Bữa phụ: 200ml sữa
Thực đơn cho bé chậm tăng cân 14
- Sáng: 1 bát phở bò, 1 miếng đu đủ
- Bữa phụ: 1 cái bánh bông lan nhỏ, 200-250ml sữa
- Trưa: Cơm, canh chua tôm, thịt bò xào khoai tây, măng cụt
- Tối: Cơm mềm, canh cua rau đay, chả lụa kho, hồng xiêm
- Bữa phụ: Cháo tôm
Thực đơn cho bé chậm tăng cân là kiến thức quan trọng giúp bố mẹ nuôi con phát triển toàn diện hơn. Trong quá trình nuôi con, các mẹ nên cân đối dinh dưỡng nhưng phải đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng.
Đồng thời cần ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đa dạng chất vitamin và khoáng chất. Thêm một điều mà bố mẹ cần lưu ý là nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến thức ăn. Chúc bé tăng cân đều.