Mẹ&Con – Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là điều vô cùng quan trọng, vì đây là thời điểm để bé khởi đầu những thói quen ăn uống sau này. Nếu mẹ vẫn chưa biết phải bắt đầu cho bé ăn ra sao, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! 5 nguyên tắc chế biến, bảo quản thức ăn dặm Sữa chua cho bé tuổi ăn dặm 5 bí quyết về ăn dặm kiểu Nhật

Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ hay sữa công thức là thức ăn chính cung cấp cho bé những nguồn dinh dưỡng quý giá nhất. Thế nhưng, khi bước vào tháng thứ 6, sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh đã thay đổi và cần một nguồn năng lượng, dưỡng chất cao hơn hơn rất nhiều, nhưng sữa mẹ hoặc sữa công thức lại không thể đáp ứng được nữa. Do vậy, thời điểm này, các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa đều khuyên các mẹ nên bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm cho bé để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của con yêu.

ăn dặm

Bé 6 tháng tuổi nên bắt đầu tập ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong bài viết dưới đây.

Cách tính tỉ lệ nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Công thức nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng dựa trên một số nguyên tắc cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm thiết yếu:

Với 1 chén bột hay cháo đầy (chén 200ml) thì cần có thêm:  

– 2 muỗng canh gạt chất đạm băm nhuyễn

– 2 muỗng canh gạt rau, củ băm hoặc xay nhuyễn

– 1 muỗng canh dầu ăn hoặc mỡ nước

Công thức chung

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Bột gạo tẻ không pha các loại hạt hay ngũ cốc;

– Thịt/ cá/ trứng;

– Rau/ củ;

– Dầu/ mỡ;

– Phô mai (tùy thích).

Cách nấu:

– Sơ chế nguyên liệu: Toàn bộ nguyên liệu nấu cháo ăn dặm cho bé cần được làm sạch, loại bỏ xương (nếu có). Đem xay nhuyễn những thực phẩm trước khi nấu.

– Thực hiện nấu: Trước tiên, bỏ thịt + rau vào đun chín với chút nước. Sau đó hòa bột gạo tẻ với nước thật loãng rồi đổ vào nồi nấu tiếp, khuấy đều khoảng 5 phút. Nếu dùng phô mai thì cho tiếp vào khuấy thêm khoảng 1 phút nữa. Cuối cùng, tắt bếp rồi mới nêm dầu ăn/mỡ. Múc cháo ra bát để âm ấm là có thể cho con dùng.

Tiêu chí cần có trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi

– Chỉ nấu lượng bột vừa phải cho bé ăn đủ trong một bữa, không nên nấu một bữa ăn cả ngày sẽ làm thức ăn dặm của bé mất chất, thậm chí là biến chất;

– Khẩu phần ăn dặm của bé cần thêm dầu ăn để bổ sung chất béo, giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng khác trong đồ ăn dặm dễ dàng và tối ưu hơn;

– Nên áp dụng chế độ ăn từ loãng rồi mới đến đặc dần;

– Không nêm muối, dù chỉ là một lượng rất nhỏ vào món ăn dặm của bé 6 tháng tuổi;

– Đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của bé, bao gồm: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, đồ ăn dặm của bé cũng nên tạo sự thu hút thông qua màu sắc tự nhiên của món ăn;

– Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ngày là đủ.

Gợi ý mẹ một số thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Bột ngô sữa

– Ngô nếp non: 2 bắp

– Bột sữa: 2 muỗng canh

– Lòng đỏ trứng: một nửa

– Dầu ăn: 1 muỗng cà phê

– Nước: 1 bát

Cách nấu

– Ngô lọc hạt, rửa sạch cho vào máy xay cùng 1 bát nước, rây qua lưới để bỏ bã, lọc lấy tinh bột ngô.

– Hòa sữa với 1 chút nước sôi, để thật đặc.

– Khi cho nồi nước ngô xay lên bếp, bật nhỏ lửa, tay đảo thật đều đến khi chín hẳn.

– Khi bột ngô chín, cho sữa hòa đặc và lòng đỏ trứng vào đảo qua, đợi nồi sôi đều lại thì tắt bếp.

– Thêm dầu ăn vào quấy đều và múc ra bát cho bé thưởng thức.

Bí đỏ trộn sữa

– Bột gạo: 20g

– Bí đỏ: 30g

– Sữa bột béo: 4 muỗng canh

– Dầu ăn

Cách nấu

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cho vào nồi luộc/hấp đến khi chín thì lấy ra, tán nhuyễn.

– Cho bột gạo vào 200ml nước lạnh hòa tan, thêm bí đỏ tán nhuyễn vào quấy đều. Sau đó đem nồi hỗn hợp đun sôi trên lửa nhỏ, quấy nhẹ và liên tục để bột không bị cháy.

– Bột chín cho ra bát, thêm khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều, thêm từ từ sữa bột béo vào, quấy đều là có thể cho bé dùng ngay.

Cháo thịt gà mồng tơi

 thịt gà

Cháo thịt gà mồng tơi. (Ảnh minh họa)

– Bột gạo tẻ: 20g

– Thịt lườn gà: 20g

– Rau mồng tơi: 10g

– Dầu ăn/ mỡ: 5ml

– Phô mai (có hoặc không đều được): liều lượng tùy thích

Cách nấu

– Thịt lườn gà, rau sơ chế sạch sẽ và xay nhuyễn.

– Cho thịt + rau vào đun với chút nước.

– Hoà bột gạo với nước, rồi đổ vào nồi, vặn nhỏ lửa và khuấy nhanh tay khoảng 5 phút.

– Thêm phô mai vào nồi, khuấy thêm 1 phút nữa thì tắt bếp và cho dầu ăn/ mỡ vào quấy đều lần cuối rồi múc ra bát cho bé ăn.

Cháo thịt bò cà rốt

– Thịt bò nạc thăn: 40g

– Cà rốt: 1/3 củ

– Phô mai: 1 viên

Cách nấu

– Thịt bò xay nhỏ, cà rốt hấp chín và dầm nhuyễn rồi trộn hỗn hợp trên vào nhau, đem nấu sôi.

– Để lửa liu riu khoảng 20 phút thì cho phô mai vào và khuấy đều tay.

– Tắt bếp, múc cháo ra tô và cho bé dùng cháo khi còn ấm.

Súp bánh mỳ sữa

súp 

Súp bánh mỳ sữa. (Ảnh minh họa)

– Sữa: 60ml

– Bánh mỳ: 1/4 lát

Cách nấu

– Bánh mỳ bỏ phần diềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa.

– Đun trên lửa nhỏ cho đến khi nồi súp sôi thì tắt bếp.

Lưu ý: Chỉ đun cho tới khi súp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được.

Súp phô mai khoai tây

– Phô mai: 1 viên

– Thịt heo: 50g

– Khoai tây: 1 củ nhỏ

– Nước dùng: 200ml

Cách nấu

– Khoai tây bỏ vỏ, hấp chín và xay nhuyễn.

– Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn.

– Cho khoai tây, thịt heo vào nước dùng và đun sôi.

– Khi nồi súp chín, thả phô mai vào và đảo đều tay cho phô mai tan. Cho bé ăn khi súp còn ấm.

Chúc các bé hay ăn chóng lớn!

Tags:

Bài viết liên quan

thực đơn cho bé 7 tháng

Mách mẹ thực đơn cho bé 7 tháng khỏe mạnh, tăng cân đều

Mẹ và Con - Khi trẻ đến giai đoạn ăn dặm là điều vui mừng khôn siết, vì trẻ đã phát triển đến cột mốc mới. Tuy nhiên, khi bước qua bất kỳ cột mốc nào cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đặc biệt là giai đoạn trẻ ăn dặm. Nếu bạn đang đau đầu vì không biết lên thực đơn cho bé 7 tháng như thế nào hãy tham khảo ngay thực đơn sau đây nhé!