Mẹ&Con - Một trong những vấn đề tế nhị khiến các mẹ vừa trải qua cơn vượt cạn không khỏi lo lắng là bị bí tiểu. Làm sao khắc phục tìn trạng này? Với những mẹ đã từng bị bí tiểu ở "tập 1" thì "tập 2" có lặp lại hiện tượng này không nhỉ? Cùng lắng nghe chuyên gia của Mẹ&Con tư vấn các mẹ nhé! Sản phụ cần chú ý hết sức với những dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh Tiểu đường thai nghén, đừng để quá muộn Để bé yêu hết tè dầm

Lần trước khi sinh bé đầu lòng, tôi bị bí tiểu sau sinh rất khó chịu. Giờ lại chuẩn bị đến ngày đón bé thứ hai chào đời. Nhớ lại cảm giác cũ, tôi rất lo, sợ rằng mình bị lại một lần nữa. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp những cách nào để có thể hạn chế tình trạng bí tiểu sau sinh này. Tôi đã bị một lần trước đó thì có nguy cơ bị lại tiếp trong lần này không?

Nguyễn Thu Uyển
(Quận 11)

 chuyen gia mevacon

Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp. Có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu, tức là cứ 10 người thì có 1-2 người bí tiểu sau sinh. Nói vậy để bạn thấy rằng tình trạng của bạn không phải là hiếm gặp và cũng đừng nên quá lo lắng. Thật ra, bí tiểu sau sinh không gây nguy hiểm. Nó chỉ khiến sản phụ cảm thấy khó chịu và khó vận động mà thôi.

Thế nào là bí tiểu sau sinh? Thông thường, sau khi sinh 2-4 giờ, sản phụ có thể đi tiểu. Tuy nhiên, nếu khoảng 1-2 ngày sau khi sinh, sản phụ có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không đi tiểu được, căng tức khó chịu ở phần “bọng đái” thì nghĩa là bạn đã gặp phải tình trạng bí tiểu sau sinh. Lúc này, khám lâm sàng thấy có khối cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bí tiểu sau sinh, nhưng thông thường thì khi sản phụ sinh con trong chuyển dạ sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang gây nên hiện tượng bí tiểu.

Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sinh ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt các vết khâu bị sưng nề cũng làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Bạn lưu ý rằng sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy nên thường gây bí tiểu.

Tôi không thể nói đã từng bị bí tiểu sau sinh lần trước thì lần này có nguy cơ lặp lại không. Tuy nhiên, bạn cần tập đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Nếu tình trạng không cải thiện, cần báo với bác sĩ để cho dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Để phòng tránh bí tiểu sau sinh, sau khi bé chào đời, bạn cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu. Uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch và dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.

Tags:

Bài viết liên quan