Mẹ&Con - Thời điểm này, bệnh tay chân miệng sắp vào mùa. Vì thế, các mẹ cần chuẩn bị thật tốt để phòng bệnh hoặc phát hiện kịp thời, giúp con tránh được những biến chứng nguy hiểm. 8 điều có thể bạn chưa biết về bệnh tay chân miệng Mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ Bệnh tay chân miệng tăng cao trong mùa hè

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loài virus có tên là Enterovirus chủng virus Coxsackie A16, Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10), hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) (nhóm virus đường ruột) gây ra.

Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, tay chân miệng không phải là bệnh lở mồm long móng ở gia súc, một bệnh gây ra bởi Aphthovirus.

Mẹ đã biết tay chân miệng lây lan như thế nào chưa?

Bệnh thường gặp trẻ em chiếm 90%, thường bùng phát thành dịch vào mùa hè, hoặc những ngày thời tiết nắng nóng, những vùng đông dân cư điệu kiện vệ sinh kém. Biểu hiện ban đầu của chân tay miệng là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và cả miệng. Các triệu chứng này thường bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh lý ngoài da khác như chốc, thủy đậu, dị ứng…. dẫn đến điều trị sai cách, nên dễ bùng phát thành dịch, lây lan rộng rãi trong cộng đồng.

Tất tần tật về bệnh tay chân miệng cho các mẹ có con nhỏ 6

Tay miệng lây trực tiếp từ người sang người bằng những cách sau:

– Người khỏe mạnh nếu tiếp xúc với nước dãi, nước bọt, phân của người bệnh khi hắt hơi, ho hoặc ở nhà vệ sinh công cộng cũng dễ bị tay chân miệng.
– Ngoài ra, virus gây chân tay miệng cũng có thể lây lan từ người này qua người khác nếu tiếp xúc với dịch, mụn nước, bọng nước của người bệnh.
– Ở những vùng có dịch, phân và chất thải của người bệnh có thể thải ra môi trường cũng làm tăng nguy cơ bị dịch cho những người xung quanh.
– Người bị tay chân miệng có thể truyền bệnh cho người khác sau 10 ngày bị bệnh.

Mẹ nên làm gì để phòng tránh chân tay miệng cho con:

– Nên vệ sinh tay chân của trẻ sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Cách ly trẻ với người bị bệnh, nơi có dịch bệnh. Nếu trẻ bị tay chân miệng nên cho nghỉ học và chăm sóc tại nhà để tránh lây bệnh cho các bạn khác.
– Khi đi ra ngoài nhớ đeo khẩu trang y tế và bao tay cho trẻ, đặc biệt là khi đến những nơi có dịch.

Tay chân miệng gồm những triệu chứng nào?

Bệnh thường xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-7 ngày, đây được gọi là thời gian ủ bệnh, gồm các triệu chứng ban đầu dễ nhận thấy như:

– Trẻ sốt nhẹ từ 38 – 38,5oC
– Đau họng
– Sổ mũi kéo dài trong vài ngày
– Trẻ biếng ăn, bứt rứt, khó chịu

Tất tần tật về bệnh tay chân miệng cho các mẹ có con nhỏ 7

Sau đó chuyển sang giai đoạn phát bệnh với các triệu chứng:

– Đầu tiên, xuất hiện mụn nước ở niêm mạc miệng, mắt trong má, lợi, mắt bên trên của lưỡi. Các nốt mụn có kích thước nhỏ khoảng từ 2-3mm nằm trên nền niêm mạc viêm đỏ. Đặc biệt, các nốt mụn trong miệng thường dễ vỡ, gây lở loét gây cản trở việc ăn uống của trẻ.

– Tiếp theo các nốt mụn nước, bọng nước sẽ xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, có trường hợp còn các bọng nước, mụn nước còn xuất hiện ở vùng mông. Các nốt mụn này thường gây đau rát, khó chịu cho trẻ, kéo dài từ 7-10 ngày, sau đó xẹp và tự mất đi ngay cả khi không được điều trị. Những bệnh nhân điều trị khỏi bệnh cũng có thể bị chân tay miệng nhiều lần, thường gặp ở trẻ dưới 10 do hệ miễn dịch chưa cao. Người lớn có hệ miễn dịch yếu khi đã khỏi bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại.

Biến chứng của bệnh:

Những trẻ bị tay chân miệng do virus chủng Enterovirus típ 71 gây ra thường có nguy cơ bị biến chứng thành viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Một số trường hợp có thể tử vong. Tuy nhiên, những biến chứng của tay chân miệng thường ít gặp. Nhưng cũng không vì thế mà các bậc phụ huynh nên xem nhẹ. Phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, để các bác sĩ can thiệp sớm, tránh lây lan trong cộng đồng và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Nên làm gì khi con bị tay chân miệng?

– Nên cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thực phẩm chua, thực phẩm có nhiều gia vị.
– Không cho trẻ ngậm núm vú giả.
– Với trẻ lớn có thể dùng nước ấm, pha chút muỗi loãng để cho trẻ súc miệng, nhằm sát khuẩn sau mỗi bữa ăn.
– Tuyệt đối không kiêng nước mà nên vệ sinh thân thể của bé sạch sẽ của bé mỗi ngày bằng nước ấm.
– Không tự ý mua thuốc giảm đau và hạ sốt cho trẻ, nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
– Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân, hoặc đồ chới với người khác để tranh lây lan bệnh.

Tất tần tật về bệnh tay chân miệng cho các mẹ có con nhỏ 8

Tay chân miệng điều trị như thế nào?

– Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị tay chân miệng sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, khi con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất, để các bác sĩ điều trị sớm. Cho đến nay, chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc mỡ để làm dịu bọc mụn nước và mẩn ngứa. Đồng thời, cân nhắc xem có nên cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau đầu hay không.

– Với những trẻ bị đau họng nặng sẽ được uống si-rô hoặc ngậm thuốc đau họng nhằm giảm bớt cơn đau cho trẻ.
– Trẻ sốt cao sẽ uống thuốc hạ sốt, chườm nóng, đồng thời uống nhiều nước để bù mất nước.
– Ngoài ra, khi trẻ bị tay chân miệng, các bậc phụ huynh phải cho con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp con nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà:

– Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân như đồ chơi, bình sữa, núm vú giả với các bé khác để tránh lây lan bệnh cho cộng đồng.
– Không cần kiêng nước, kiêng đồ tanh
– Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu, tránh thực phẩm có nhiều gia vị cay, nóng
– Cho trẻ ăn đồ mát nếu trẻ không thích bú sữa mẹ hoặc uống sữa nóng có thể cho bé ăn sữa chua, uống nước ngọt được làm lạnh.
– Nhớ cho trẻ uống nhiều nước để chống mất nước với những trẻ bị sốt cao.
– Theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên, nếu có dấu hiệu sốt cao co giật nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.

Theo sự tư vấn của: BS.Trương Hữu Khanh – Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1

Tags:

Bài viết liên quan