Tâm lý đàn ông khi thất nghiệp
Vẫn thong thả với việc “rải” CV
Nhiều đàn ông sau khi thất nghiệp, đặc biệt là đàn ông đang ở độ tuổi trẻ thường sẽ thong thả với việc mình vừa mất việc. Bởi lẽ, nỗi lo cơm áo gạo tiền của họ vẫn chưa phải là gánh nặng chính, lúc này họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè người thân và vẫn tích cực nộp CV vào nhiều công ty khác nhau.
Thống kê lại khoản tiền tiết kiệm mình đang có
Đây chắc hẳn là tâm lý chung của nhiều người nếu không may thất nghiệp. Thông thường đàn ông sẽ không giỏi chuyện tiết kiệm bằng phụ nữ, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi thấy anh ấy tổng kết ra rất nhiều khoản tiền “trên trời” mà bạn không hề hay biết.
Lúc này bạn nên ngồi lại với chồng để tính toán xem khoản tiền dự phòng này liệu có duy trì được 6 tháng hay không, ít nhất chúng sẽ đủ chi các khoản như: tiền nhà, điện, nước, gạo, thịt…
“Chắc gì mình sẽ tìm được công việc mới”
Nhiều bạn thường nghĩ rằng tâm lý đàn ông sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với phụ nữ nên họ sẽ dễ dàng vượt qua. Nếu bạn là một người vợ thì không nên suy nghĩ như vậy nhé, bất kỳ ai cũng có giới hạn tâm lý nhất định. Khi một sự việc diễn ra quá bất ngờ và không được chuẩn bị trước sẽ rất dễ dẫn đến sốc tâm lý.
Lúc này, đàn ông thường rơi vào tuyệt vọng về công việc của mình. Bề ngoài bạn vẫn thấy anh ta tích cực nộp CV, nhưng bên trong là cả một mớ hỗn độn trong suy nghĩ “liệu mình có tìm được việc mới hay không”?
Thấy có lỗi với vợ con
Tâm lý đàn ông đặc biệt là đàn ông Á Đông thường đặt nặng vấn đề mình là trụ cột gia đình phải chịu trách nhiệm mọi chi phí trong gia đình. Từ đó họ luôn nỗ lực làm việc vì vợ, con. Chính vì vậy, một khi thất nghiệp họ sẽ luôn thấy có lỗi với vợ con. Để giảm cảm giác này, anh ấy sẽ tránh ánh mắt của bạn.
Đòi các khoản nợ đã cho vay trước đó
Đây chắc hẳn là một trong những tâm lý chung thường gặp nhất của những người đang thất nghiệp, chứ không riêng là tâm lý đàn ông thất nghiệp. Để tìm một công việc đòi hỏi cần có thời gian nhất định, nhiều vị trí thường mất đến vài tháng để tìm được việc.
Chính vậy việc sau khi mất việc nhiều người sẽ chuẩn bị các khoản dự trù càng nhiều càng tốt. Một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất chính là đòi lại các khoản cho vay trước đó.
Khi chồng thất nghiệp người vợ nên ứng xử thế nào?
Dù đã nắm được tâm lý đàn ông khi thất nghiệp nhưng ít ai biết cách ứng xử đúng để an ủi chồng. Hãy cùng Mẹ và Con ghi nhớ những cách ứng xử thông minh sau đây nhé!
Lấy lại tinh thần cho chồng
Như Mẹ và Con đã nói ở trên tâm lý đàn ông khi thất nghiệp nổi bật nhất chính là sự “xuống dốc” tinh thần. Chính vì vậy, bạn hãy làm điều gì đó thật đặc biệt để giúp chàng củng cố lại tinh thần. Đó có thể là một bữa ăn đơn giản, hay cùng anh ấy chơi game. Nếu bạn không giỏi những chuyện trên hãy dành nhiều thời gian hơn cho chồng.
Trong khi anh ấy đang rơi vào khủng hoảng tinh thần và có đôi lúc sẽ nổi nóng vô cớ thì bạn nên thể hiện những cử chỉ quan tâm và đồng cảm với anh ấy. Những lúc bình tĩnh lại anh ấy sẽ nghĩ rằng tình yêu của bạn dành cho anh ấy là chân thành và vô điều kiện.
Không cằn nhằn
Ngày thường bạn có thể vô tư thoải mái về việc cằn nhằn việc anh ấy quăng vớ lung tung, để remote tivi không đúng chỗ, quên gấp chăn sau khi ngủ dậy… nhưng đối với trường hợp “đặc biệt” như thế này bạn không nên cứ suốt ngày cằn nhằn anh ấy. Hãy để chồng bạn được nghỉ ngơi và phục hồi lại tinh thần sau cú sốc mất việc.
Bạn đừng vội vàng thúc bách hay bắt ép chồng phải đi kiếm việc ngay lập tức. Và khi chồng bạn vẫn đang nỗ lực tìm kiếm một công việc phù hợp, đừng tỏ thái độ sốt sắng hay vội vàng, đừng hỏi: “Hôm nay anh đi tìm việc thế nào? Lại không được à?”… tuy chỉ là những câu nói đơn giản nhưng chúng gây tổn thương cực lớn đấy!
Động viên
Khoảng cách giữa động viên và cằn nhằn khá mong manh. Vậy nên hãy chú ý, đừng phá hỏng giới hạn đó. Hãy chia sẻ với chồng những kinh nghiệm, những yếu tố cần thiết để tìm kiếm một công việc mới, như kĩ năng thuyết trình tốt, năng lực hay một hệ thống xã giao. Đừng đay nghiến những điểm yếu của chồng. Nên để chàng tự khám phá bản thân.
Cũng có thể nói với chồng rằng bạn rất tin vào năng lực cũng như khả năng lãnh đạo của chàng. Nhưng đừng tán tụng thái quá, chồng bạn sẽ không tin đâu hơn nữa khi chồng bạn không xin được việc anh ấy sẽ cảm thấy có lỗi với bạn, tinh thần vì thế cũng “xuống dốc” không phanh.
Đừng hy vọng chồng trở thành “ông nội trợ kiểu mẫu”
Nhiều người nghĩ rằng, chồng thất nghiệp thì ở nhà dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng đỡ cho vợ. Tuy nhiên, nếu việc đấy chưa từng xảy ra trước đây, thì bây giờ cũng sẽ không xảy ra. Nhưng nếu chuyện này không xảy ra trước đây thì bây giờ chúng rất khó để xảy ra.
Chính vì vậy, chúng ta đừng quá kỳ vọng anh ấy sẽ từ bỏ việc kiếm tiền về nhà làm nội trợ. Bạn nên tôn trọng mọi quyết định của chồng.
Thực tế về tài chính gia đình
Thay vì sừng sộ hay chì chiết chồng về những khoản bạn không thể trả, về chuyến du lịch bạn đã lên kế hoạch mà không thể thực hiện, hãy cố gắng tiết kiệm chi tiêu, gác sang một bên các thú vui xa xỉ. Nhớ rằng vào thời điểm khó khăn này, càng nợ nần càng tăng thêm áp lực cho chồng và gây sức ép lên mối quan hệ hai người.
Chỉ đưa ra lời khuyên khi chồng hỏi
Không nên bình luận bất cứ điều gì nếu chồng bạn không hỏi. Song nếu anh ấy mở lời: “Em có thể góp ý cho lá đơn xin việc này của anh không?” thì bạn đừng ngần ngại giúp đỡ. Tùy theo tính cách của chồng, bạn cũng có thể là người chủ động đề nghị được giúp đỡ.
Bạn có thể thấy một người đàn ông thất nghiệp vẫn vui vẻ, cười nói… nhưng tâm lý đàn ông vốn không đơn giản như chúng ta nghĩ. Bạn hãy dùng khoảng thời gian ở cạnh anh ấy thật hợp lý, chính là chỉ an ủi khi anh ấy cần những khoảng thời gian còn lại hãy để họ nghỉ ngơi một mình. Bất kỳ ai cũng cần khoảng không gian riêng vào những lúc căng thẳng nhất, bạn ạ.