Mẹ&Con - Covid-19 khiến nhiều gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy tiết kiệm chi tiêu thế nào trong giai đoạn "bình thường mới" này?

Mặc dù tình hình Covid tại Việt Nam đã được kiểm soát, nhưng trên thế giới các ca lây nhiễm vẫn tăng nhanh hàng ngày, làm ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế. Điều này tác động không nhỏ tới tình hình tài chính nước ta. Trễ lương, giảm lương, mất việc trở thành nỗi lo chung của nhiều người. Lúc này, tiết kiệm chi tiêu chính là câu trả lời cho bài toán tài chính của cá nhân và hộ gia đình. Vì thế, Mẹ&Con mách bạn một số bí quyết quản lý ngân sách hiệu quả dưới đây nhé!

Quy tắc 50:30:20 trong tiết kiệm chi tiêu

Đây là quy tắc quản lý tài chính phổ biến mà bạn có thể bắt gặp trong tất cả lời khuyên về chi tiêu. Theo đó, nếu chia thu nhập mỗi tháng của bạn là 100% thì hãy dành 50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho mong muốn phát sinh và 20% để tiết kiệm. 

Nhu cầu thiết yếu là có thể kể đến như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền giữ xe hàng tháng… Mong muốn phát sinh mà bạn có thể dự trù như đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, mua sắm, cà phê…

Tất nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp bạn hoàn toàn có thể dùng tới khoản tiết kiệm này. Nếu không, hãy cố gắng duy trì thói quen tiết kiệm chi tiêu theo quy tắc này. Bạn sẽ nhận ra mình đã có được một khoản kha khá đấy.

Tiết kiệm chi tiêu gia đình tránh khủng hoảng ngân sách hậu Covid-19

Hình thành thói quen ghi chép chi tiêu và dự trù tiết kiệm

Ghi chép mọi thứ giúp bạn có thể kiểm soát và chủ động phân bố chi tiêu cho gia đình. Đây là cách giúp tiết kiệm chi tiêu, mà còn hỗ trợ cân đối ngân sách gia đình rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những bước sau để hình thành thói quen này:

  • Thu thập mọi hóa đơn, báo cáo tài chính mỗi tháng như hóa đơn điện nước, mua sắm.. Bạn có thể ghi ra giấy hoặc trên có ứng dụng điện thoại.
  • Tổng hợp tất cả nguồn thu. Nếu bạn làm nhiều việc một lúc thì hãy ghi lại tất cả thu nhập hàng tháng hoặc của cả hai vợ chồng.
  • Tạo danh sách chi tiêu hàng tháng.
  • Chia chi tiêu thành hai loại: cố định và biến đổi
  • Tính tổng thu nhập hàng tháng và chi tiêu hàng tháng ra.
  • Thực hiện điều chỉnh. Nếu bạn đã xác định và liệt kê chính xác tất cả các khoản chi tiêu của mình trong tháng thì mục tiêu cuối cùng là làm cột thu nhập và cột chi tiêu bằng nhau.

Tiết kiệm chi tiêu

Cố gắng dùng tiền mặt để tiết kiệm chi tiêu

Nhiều người nghĩ rằng để tiền trong thẻ, không thấy tiền thì sẽ không tiêu vào. Suy nghĩ này là sai lầm vì càng không thấy bạn sẽ khó kiểm soát và chi tiêu nhiều hơn. Đặc biệt, ngày nay sự phát triển của ví điện tử khiến việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn lại càng là “con dao hai lưỡi” trong quản lý tài chính.

Để tiết kiệm chi tiêu, hãy cố gắng sử dụng tiền mặt để mua sắm. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn nhìn thấy hay đếm được tiền trong tay giảm đi thì bạn sẽ bắt đầu hình thành tâm lý hạn chế, chọn lọc để mua sắm. Như vậy sẽ giảm được xu hướng mua hàng tùy hứng theo cảm xúc. 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tiền mặt ở những tiệm tạp hóa nhỏ, vỉa hè nên tránh những trường hợp phải tìm tới cửa tiệm lớn hơn, thuế mắc hơn để mua. Ngoài ra, so với trả tiền bằng thẻ, mua sắm bằng tiền mặt sẽ khiến cho bạn cảm thấy món đồ đó giá trị và trân trọng nhiều hơn. 

Ý thức khi mua hàng: chỉ mua những thứ cần thiết

Những khoản hụt tài chính luôn bắt đầu phần lớn từ những lý do như buồn vui, tức giận, thất vọng, thích hay nhìn hay hay. Để cảm xúc chi phối khi mua sắm về sau sẽ khiến bạn cảm thấy tội lỗi vì hầu như toàn đồ vô dụng. 

Vậy nên, khi muốn “rút hầu bao” để mua bất kỳ thứ gì hãy trả lời những câu hỏi sau: Giờ mang về có dùng luôn không hay cất chờ có dịp? Nếu không mua cái này thì sao? Có cái nào trong nhà có thể thay thế không? Có mặt hàng nào na ná nhưng rẻ hơn không? Sẽ đặt ở đâu trong căn nhà? Vợ/chồng sẽ nghĩ gì khi mang về? 

chỉ mua những thứ cần thiết

Quản lý và tiết kiệm chi tiêu chưa bao giờ là điều dễ dàng khi còn trẻ và luôn cần sự suy trì để tạo thói quen. Tuy nhiên, khi đã có gia đình thì gánh nặng và nhiều vấn đề sẽ nảy sinh hơn. Tất nhiên “đến đâu hay đến đấy” nhưng nếu có một khoản dự trữ thì vấn đề chẳng phải sẽ dễ dàng giải quyết hơn và không gây cảm giác hối hận vì đã không làm trước đó, phải không bạn?

Bài viết liên quan