Mẹ và Con - sự trì hoãn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân bạn, mà còn “liên lụy” đến những người khác, khiến công việc chung trở nên kém hiệu quả và giảm chất lượng. 

Theo các chuyên gia tâm lý học, con người nói chung thường có xu hướng trì hoãn những công việc đòi hỏi phải làm trong vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc có thể lâu hơn. Sự trì hoãn này được xem là một trong những hiện tượng tâm lý khá phổ biến.

Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt. Mặt trái của sự trì hoãn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta, khiến công việc bị sa sút, hiệu quả giảm đi đáng kể mà sự trì hoãn còn gây ra không ít những hệ lụy, tác động tiêu cực đến cả những người xung quanh.

Vậy, sự trì hoãn bắt nguồn từ những nguyên nhân gì? Tại sao chúng ta lại trì hoãn và phải làm như thế thế nào để loại bỏ sự trì hoãn của bản thân?

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu thật kỹ về những thông tin quan trọng và cần thiết có liên quan đến sự trì hoãn, cũng như tham khảo các phương thức để “thoát khỏi” sự trì hoãn càng sớm càng tốt, để sớm cải thiện chất lượng cuộc sống, công việc và cả những mối quan hệ xung quanh nhé!   

Sự trì hoãn là gì

Sự trì hoãn là gì ? 

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của sự trì hoãn. Sự trì hoãn là gì ? Theo phân tích từ các chuyên gian đang hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học, sự trì hoãn chính là những thói quen của mỗi người chúng ta có xu hướng làm chậm lại tiến độ, cảm giác chưa muốn và không muốn thực hiện ngay lập tức những công việc mà đáng lẽ phải làm. Thay vào đó, chúng ta có thói quen trì hoãn hoặc chờ đến một thời gian sau đó mới bắt tay vào thực hiện công việc ấy.

Theo thống kê đến từ Giáo sư Tâm lý học Joseph Ferrari thuộc ngôi trường Đại học DePaul danh tiếng tạo lạc tại Thành phố Chicago (Hoa Kỳ), trung bình có khoảng 20% người trưởng thành đang mắc phải triệu chứng trì hoãn kinh niên. 

Theo Giáo sư Joseph Ferrari, tỷ lệ này còn cao hơn cả số người mắc bệnh trầm cảm. Không chỉ vậy, con số này còn được cho là cao hơn ám ảnh, cao hơn so với các cơn hoảng loạn và cao hơn cả chứng nghiện rượu thông thường.  

Cũng theo vị giáo sư này, sự trì hoãn kinh niên không dành riêng cho bất kỳ một nhóm đối tượng cụ thể nào. Sự trì hoãn kinh niên trên thực tế sẽ không phân biệt giới tính, độ tuổi, chủng tộc mà có thể xảy ra đối với bất kỳ ai trong chúng ta. 

Chính vì lý do này, đã đến lúc, mọi người trong chúng ta cần phải nghiêm túc hơn về sự trì hoãn kinh niên, nhìn nhận đúng đắn nhất về những mặt tiêu cực mà chúng ta có thể gây ra với cuộc sống để từ đó chủ động hơn trong việc thay đổi thói quen, chấn chỉnh lại thái độ làm việc, đẩy lùi “căn bệnh” trì hoãn. Qua đó, sớm khắc phục những hậu quả mà sự trì hoãn có thể gây ra.  

Tại sao chúng ta lại có thói quen trì hoãn ? 

Thấu hiểu được những mặt tiêu cực mà sự trì hoàn có thể gây ra, thế nhưng rất nhiều người trong số chúng ta lại không thể nào thoát khỏi “cái bẫy” dễ chịu mà sự trì hoãn mang tới. 

Hôm nay, hãy theo chân Mẹ và Con đi tìm hiểu thật kỹ những nguyên nhân khiến chúng ta có thói quen trì hoãn. Việc biết được nguyên nhân có vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta chủ động phòng tránh để không mắc phải thói quen tiêu cực này. 

Theo các phân tích từ những chuyên gia tâm lý học, con người ở xã hội hiện đại ngày nay thường có thói quen trì hoãn bởi vì các lý do sau đây. Nếu gặp phải một trong số những triệu chứng này, rất có thể chính bạn cũng đang mắc phải chứng trì hoãn này. 

cách vượt qua sự trì hoãn

  • Nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất khiến con người có thói quen trì hoãn là do lười biếng, không có động lực và mong muốn làm việc, chỉ muốn kéo dài thời gian hưởng thụ, muốn đắm chìm trong cảm giác của sự an nhàn. 
  • Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến sự trì hoãn đó chính là bản thân chúng ta chủ động phát ra tín hiệu muốn trì hoãn, không muốn thực hiện và hoàn thành công việc đó ngay lúc này, mà phải “ngâm” công việc đó trong một khoảng thời gian nhật định mới giải quyết. 
  • Tiếp đến là nguyên nhân thiếu năng lượng thể chất hoặc tinh thần. Có thể chúng ta muốn hoàn thành công việc được giao, muốn tuân thủ “deadline” mà sếp giao phó, thể nhưng sức khỏe thể chất (mệt mỏi, ốm, sốt…) và sức khỏe tinh thần (căng thẳng, lo lắng, phân tâm…) khiến các bạn không thể toàn tâm toàn ý thực hiện công việc đó.
    Cuối cùng, các bạn có thói quen lựa chọn sự trì hoãn, vì theo suy nghĩ của số đông mọi người, họ chỉ muốn làm việc trong điều kiện sức khỏe tốt nhất, để mang đến một hiệu quả công việc như mong muốn nhất có thể. 
  • Một nguyên nhân quan trọng và phổ biến khác khiến chúng ta lựa chọn sự trì hoãn đó là do công việc quá khó khăn, yêu cầu quá cao khiến các bạn “ngại” đối mặt và giải quyết chúng, bạn cảm thấy quá sức hoặc gây ra sự lo lắng. Lúc này, thay vì tìm khác để “giải” bài toán khó nhằn này, chúng ta thường có xu hướng lựa chọn sự trì hoãn, kéo dài thời gian phải giải quyết công việc này càng lâu càng tốt.
    Hoặc cũng có thể đơn giản là công việc bạn được giao quá nhàm chán, bạn cảm thấy không có hứng thú để làm dẫn đến xu hướng muốn tránh né công việc đó và gây ra sự trì hoãn.
  • Bên cạnh đó, rất nhiều người trong chúng ta vẫn thường tin rằng, chúng ta chỉ có thể làm việc một cách tốt nhất khi chúng ta phải đặt bản thân làm việc dưới áp lực, mà cơ bản nhất là áp lực về mặt thời gian. Nghĩa là, nhiều người sẽ lựa chọn phương án “nước đến chân mới nhảy” và chính vì vậy mà họ sẽ có thói quen trì hoãn công việc đó cho đến phút cuối cùng mới bắt tay vào thực hiện. Và đây chính là nguyên nhân gây ra sự trì hoãn.
  • Cuối cùng, một nguyên nhân gây ra sự trì hoãn đó là sự thiếu quyết đoán của chúng ta khi phải đưa ra những quyết định quan trọng. Lúc này, việc cân nhắc đi cân nhắc lại một số các lựa chọn sẽ khiến chúng ta nảy sinh tâm lý tránh né và cố gắng trì hoãn việc đưa ra quyết định cuối cùng. 

Những mặt trái của sự trì hoãn  

Như kết luận của rất nhiều nhà tâm lý học, sự trì hoãn vốn là thói quen không tốt. Sự trì hoãn chẳng những đem lại nhiều hậu quả tiêu cực cho công việc của chính bản thân bạn, liên lụy đến tiến độ làm việc của tập thể mà thậm chí, sự trì hoãn còn gây ra những ảnh hưởng không tốt đến với sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần của chúng ta. 

Cụ thể:

  • Sự trì hoãn có thể dẫn đến tâm lý lo âu, căng thẳng
  • Theo thống kê, những người có thói quen trì hoãn mãn tính thường có mức độ căng thẳng cao hơn hẳn so với những người khác.
  • Người có thói quen trì hoãn sẽ dễ mắc phải trầm cảm, lo âu quá mức.
  • Nghiên cứu cho thấy rằng sự trì hoãn có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như thời gian ngủ ngắn hơn và tăng nguy cơ mắc các triệu chứng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày.
  • Bên cạnh đó, người có thói quen của sự trì hoãn thưởng sẽ gặp phải các triệu chứng đau đầu…Theo đó, những người hay trì hoãn cũng có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề phổ biến về đường tiêu hóa, đồng thời họ dễ bị cảm cúm và cảm lạnh.

Đập tan sự trì hoãn

Sự trì hoãn dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch 

Như đã phân tích, sự trì hoãn cũng được xem là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe thể chất của chúng ta. Cụ thể, sự trì hoãn cũng có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch mà có thể bạn không để ý. 

Xem thêm: 10 sai lầm về bệnh lý tim mạch

Theo một nghiên cứu của Sirois vào năm 2015 từng được đăng tải trên Tạp chí Y học Hành vi cho thấy, tỷ lệ những người bị mắc bệnh tim có nhiều khả năng tự nhận mình là người có thói quen trì hoãn hơn là những người có sức khỏe tốt. 

Chúng ta cần làm gì để loại bỏ sự trì hoãn ? 

Như các bạn cũng đã thấy, những tác động của sự trì hoãn đối với con người chúng ta là không đơn giản. Không chỉ khiến công việc bị trì trệ, gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc của cả một tập thể; mà sự trì hoãn còn khiến cơ thể bạn ngày một kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Vậy, làm thế nào để dẹp bỏ thói quen trì hoãn? Làm gì để nói không với sự trì hoãn vốn vô cùng độc hại này? 

Hãy cùng Mẹ và Con tham khảo một số phương pháp giúp loại bỏ sự trì hoãn mà các chuyên gia tâm lý khuyên cáo nhé! 

Loại bỏ sự trì hoãn bằng cách khoan dung với bản thân 

Theo các chuyên gia tâm lý, phần lớn những người trì hoãn thường có thói quen tự làm khó chính mình. Họ cảm thấy bản thân vô cùng có lỗi khi phải làm cho người khác cảm thấy thất vọng vì sự chậm chạp và làm việc kém hiệu quả của chính mình. 

Một nghiên cứu đến từ Sirois đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự trì hoãn và mức độ thấp của lòng từ bi đối với chính bản thân mỗi người. Chính vì lý do này, hãy thấu hiểu và đối xử công bằng với bản thân. Đây cũng là cách để giúp bạn vượt qua sự trì hoãn một cách hiệu quả nhất. 

Tìm ra ý nghĩa thực sự của công việc đang thực hiện

Tiếp theo, một trong những cách hiệu quả nhất để bạn tránh xa thói quen trì hoãn đó chính là đi tìm ra ý nghĩa thật sự của công việc mà bạn đang phải thực hiện. Hãy liệt kê cụ thể những lý do tại sao bạn phải làm công việc này, công việc này có vai trò và ý nghĩa ra sao và tại sao công việc này lại quan trọng đến thế? Và sẽ tránh những hậu quả ra sao nếu hoàn thành công việc đúng hạn. 

Hãy viết ra cả những vấn đề tiêu cực sẽ gặp phải nếu không thực hiện công việc đó đúng tiến độ, như hoàn thành đúng giờ sẽ ảnh hưởng đến ai? 

Việc làm này sẽ sẽ giúp chúng ta cảm thấy gắn bó hơn với công việc mình đang làm, thấu hiểu các giá trị mà nó mang lại từ đó không còn cảm giác muốn trì hoãn nó thêm nữa. 

Vượt qua sự trì hoãn

Hãy chia công việc thành những phần nhỏ hơn

Tiếp theo, để loại bỏ sự trì hoãn ra khỏi thói quen làm việc của bạn thì ngay từ khi bạn đã bắt đầu công việc đó, bạn nên chia nhỏ công việc đó ra. Lúc này, việc làm từng phần sẽ giúp giải quyết công việc dễ hơn. Song song đó, cảm giác đạt được một chút tiến bộ nhỏ trong công việc của chính mình sẽ khiến bạn có thể động lực để tiếp tục hoàn thành nó. 

Theo các chuyên gia tâm lý học, việc chia nhỏ công việc này rất hữu ích đối với những cá nhân hay có thói quen chần chừ và thiếu quyết đoán. Đồng thời, đặt ra thời hạn cho bản thân cho những bước nhỏ đó. bạn có thể giải quyết toàn bộ công việc dễ dàng hơn.

Lựa chọn công việc phù hợp 

Một số người có thói quen muốn hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn nhất, thử thách nhất. Trong khi đó, cũng có những người mong muốn lựa chọn những công việc đơn giản, dễ dàng hơn để thực hiện trước.

Lúc này, lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của bản thân, chia nhỏ chúng ra sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa sự trì hoãn. Bởi vì khi hoàn thành được những công việc nhỏ ấy, chúng ta sẽ cảm thấy có thêm động lực để thực hiện những công việc tiếp theo.

Tránh xa những tác nhân gây ra sự đoạn trong công việc 

Thông thường thì chúng ta thường bị gián đoạn bởi những tác động bên ngoài như điện thoại, những người trong gia đình, tiếng ồn…Và một khi công việc đang làm bỗng bị gián đoạn, chúng ta thường có xu hướng trì hoãn công việc đó. 

Chính vì thể, để nói không với sự trì hoãn, bạn hãy tìm cách giữ bản thân tập trung khi làm việc và tránh xa những thứ làm gián đoạn.

Khen ngợi bản thân cũng là cách làm giảm sự trì hoãn 

Sau mỗi lần hoàn thành một công việc nào đó, hãy tự thưởng cho bản thân bằng một thú vui nào đó bất kỳ, như xem một bộ phim hay, đọc thêm vài trang sách hay đơn giản là thưởng thức một món ăn ngon. Việc khích lệ bản thân bằng cách tự thưởng sẽ giúp cho bản thân chúng ta có thêm động lực để tránh xa sự trì hoãn

Cuối cùng, để tránh xa sự trì hoãn chúng ta cần phải tìm hiểu lý do tại sao chúng ta lại trì hoãn; thấu hiểu sự trì hoãn mang lại những mặt xấu gì, nó đang ngăn cản chúng ta đạt được mục tiêu ra sao. Mẹ và Con hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã có cái nhìn đúng đắn và chi tiết hơn về sự trì hoãn, từ đó có động lực để tránh xa sự trì hoãn này nhằm mang lại một cuộc sống tích cực hơn. 

Bài viết liên quan