Sá sùng là nguyên liệu đa năng có thể chế biến rất nhiều món ngon. Cách chế biến sá sùng khô lẫn tươi đều không quá phức tạp. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của sá sùng. Giới thiệu sá sùng làm món gì ngon cũng như lưu ý khi ăn sá sùng.
Sá sùng là con gì?
Sá sùng là một loại hải sản quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao và tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Sá sùng có hình dạng giống giun đất, sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên xuống. Sá sùng có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền, như sa trùng, đồn đột, chặt khoai, giun biển, địa sâm…
Sá sùng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, như protein, collagen, axit amin, vitamin và khoáng chất. Sá sùng làm món gì cũng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng của sá sùng
Theo y học cổ truyền, sá sùng có vị mặn, tính mát, có tác dụng sinh tinh, bổ huyết, cường dương, kiện tỳ vị. Sá sùng cũng được coi là một vị thuốc quý, giúp bổ thận, ích tinh, tăng cường sinh lý nam, chữa liệt dương, ho kéo dài, hen suyễn…
Đồng thời giúp bổ huyết; hỗ trợ tăng cân, tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp hỗ trợ điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Theo các nghiên cứu hiện đại, sá sùng có những tác dụng sau đây cho sức khỏe:
- Cải thiện chức năng sinh lý nam giới: Sá sùng chứa nhiều khoáng chất kẽm, có khả năng cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, duy trì số lượng và chất lượng tinh trùng. Đây là thực phẩm tốt cho tinh trùng mà phái mạnh không nên bỏ qua.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Sá sùng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chất xơ bảo vệ niêm mạc, dạ dày, ngăn ngừa táo bón cũng như giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
- Chống ung thư: Sá sùng là một trong những loại hải sản có khả năng chống ung thư hiệu quả. Sá sùng chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng tham gia vào quá trình sản sinh ADN.
- Bổ sung vitamin B12: Đây là vitamin quan trọng cho sự hình thành hồng cầu và chức năng thần kinh.
- Đẹp da: Sá sùng là nguồn collagen tự nhiên cho da. Collagen là một loại protein quan trọng cho sức khỏe của da, tóc, móng và các cấu trúc khớp và xương. Vì thế, sá sùng có thể được xem là thực phẩm làm đẹp da mà phái đẹp nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình.
Ai không nên ăn sá sùng?
Trước khi tìm hiểu sá sùng làm món gì ngon thì bạn cũng nên lưu ý không phải ai cũng thích hợp món này. Một số người dù sá sùng làm món gì cũng không nên ăn vì có thể gặp tác dụng phụ:
- Những người có tiền sử dị ứng với hải sản. Sá sùng là một loại hải sản, nên nếu bạn bị dị ứng với tôm, cua, cá hay các loại hải sản khác.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể bị dị ứng hoặc ảnh hưởng từ dư lượng kim loại nặng trong sá sùng.
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi có hệ tiêu hóa yếu chỉ nên ăn ít. Sá sùng làm món gì đi nữa nếu ăn quá nhiều hoặc không nấu chín kỹ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, như đầy hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Sá sùng làm món gì ngon?
Sá sùng làm món gì ngon là điều nhiều người quan tâm. Đây là nguyên liệu thích hợp làm nhiều món ngon cho thực đơn cho cả nhà.
Sá sùng có hai loại, là sá sùng tươi và sá sùng khô. Thông thường, cách chế biến sá sùng khô được nhiều người quan tâm hơn vì sá sùng khô để được lâu. Sau đây là một số công thức nấu ăn hấp dẫn:
Sá sùng nướng
Sá sùng làm món gì đơn giản vẫn ngon thì chắc chắn là món nướng.
Nguyên liệu: Sá sùng tươi, muối, tiêu, ớt, chanh, dầu ăn.
Cách làm:
- Bước 1: Sá sùng tươi đem, để ráo nước.
- Bước 2: Trộn sá sùng với muối, tiêu, ớt băm nhỏ và một chút dầu ăn. Ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Bước 3: Nướng sá sùng trên than hoặc dùng lò nướng cho đến khi chín vàng. Lật đều các mặt để không bị cháy. Múc ra đĩa, rắc thêm tiêu và chanh lên trên. Dùng nóng với nước chấm hoặc tương ớt.
Sá sùng khô nấu canh gì?
Sá sùng nấu canh là món ăn thanh mát và bổ dưỡng. Bạn có thể kết hợp sá sùng với các loại rau cải hoặc lá lốt để tạo hương vị độc đáo.
Nguyên liệu: Sá sùng khô, lá lốt, hành lá, tỏi, gừng, dầu ăn, nước dùng gà hoặc xương heo, nước mắm, đường, tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm sá sùng khô trong nước lạnh khoảng 30 phút cho mềm và nở ra. Vặt bỏ phần vòi của sá sùng, rửa lại cho sạch cát rồi để ráo nước. Lá lốt rửa sạch, cắt sợi.
- Bước 2: Đun nóng dầu ăn trên chảo, phi thơm tỏi và gừng. Cho sá sùng vào xào qua cho săn lại. Nêm nếm vừa ăn rồi để riêng.
- Bước 3: Cho lá lốt vào nồi nước dùng đun sôi, sau đó cho sá sùng vào, đun sôi khoảng 5 phút cho ngấm vị. Rắc hành lá lên trên canh. Múc ra bát và dùng nóng.
Sá sùng làm món gì cho trẻ nhỏ?
Nếu muốn biết sá sùng làm món gì phù hợp với trẻ nhỏ, người già hay người mới ốm dậy thì chắc chắn đó là cháo hàu sữa sá sùng.
Nguyên liệu: Sá sùng, hàu sữa, gạo dẻo, hành tỏi và gia vị.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế. Làm sạch cát trong hàu sữa và sá sùng. Bạn có thể chọn loại chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian.
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và tỏi vào phi thơm rồi cho sá sùng vào xào đều 1 phút. Tiếp tục cho hàu sữa vào, nêm cho vừa ăn và xào tiếp 2-3 phút cho hàu chín.
- Bước 3: Ninh gạo cho đến khi nhừ thì cho phần sá sùng và hàu vừa xào vào. Nấu thêm khoảng 5 phút cho cháo sôi lại thì tắt bếp. Thành phẩm thêm hành lá, tiêu xay là được!
Trên đây là những cách chế biến sá sùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bạn đã biết rõ sá sùng làm món gì ngon để bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫn nhé!