Mẹ và Con - Xã hội càng hiện đại, càng kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chỉ quan tâm đến thể chất mà quên rằng tinh thần cũng cần được chăm sóc. Chính vì điều này mà ngày càng có nhiều bệnh lý tinh thần xuất hiện. Một trong số đó là bệnh rối loạn cảm xúc không ổn định.

Rối loạn cảm xúc không ổn định là một chứng bệnh thường xuất hiện ở người trẻ khoảng 20 – 30 tuổi. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng này hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc là một trong những trạng thái cảm xúc trở nên trầm trọng so với mức bình thường. Khi xuất hiện dấu hiệu rối loạn cảm xúc, con người thường sẽ không thể điều tiết và kiểm soát được cảm xúc của mình. Rối loạn cảm xúc không ổn định có rất nhiều dạng. Trong đó, hai chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là rối loạn lưỡng cực và trầm cảm.

Những dấu hiệu thường gặp của rối loạn cảm xúc

Ức chế cảm xúc (trầm cảm)

Đây là một dạng rất phổ biến của giai đoạn trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Nếu bạn thường xuyên có 5 trong những dấu hiệu sau (trong đó có ít nhất dấu hiệu 1 hoặc 2 và những triệu chứng khác kéo dài ít nhất 2 tuần) thì bạn nên tìm bác sĩ để được điều trị phù hợp:

Trạng thái u uất kéo dài

Biểu hiện rõ nhất khi u uất kéo dài là luôn buồn bã, đơn điệu. Từ đó các nếp nhăn giảm nhiều, thậm chí nếp nhăn một vài vị trí trên gương mặt cũng không còn. Bạn luôn bị người khác than phiền là mất năng lượng không còn nhiệt tình trong hoạt động chung. Hay luôn xuất hiện tình trạng lo âu. Ngược lại nhiều người sẽ xuất hiện tình trạng kích thích như: khó chịu, nổi nóng, cáu gắt… với một lỗi lầm nhỏ.

rối loạn cảm xúc không ổn định
Rối loạn cảm xúc không ổn định

Giảm, mất mọi hứng thú

Nhiều bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc không ổn định cho rằng mình đã mất hết các sở thích. Hơn nữa, họ thường trả lời “tôi dường như không thích gì ngay bây giờ”. Nhiều sở thích trước đây sẽ không còn hứng thú với họ, kể và ham muốn tình dục.

Giảm cân đáng kể

Vì người bệnh thường không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào ngay cả việc ăn uống. Vì vậy, sẽ xuất hiện cảm giác chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Đồng thời họ còn không thấy đói mặc dù cả ngày không ăn gì. Nhiều trường hợp, người mắc bệnh rối loạn cảm xúc không ổn định sẽ cảm thấy bữa ăn trở thành gánh nặng ép buộc đối với họ. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng người bệnh chỉ ăn được một ít so với bình thường.

Ngược lại, ở khoảng 5% số bệnh nhân trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng và ăn vô độ. Khi đó họ dễ tăng cân và kéo theo các tác hại của bệnh béo phì.

Mất ngủ hay ngủ nhiều quá mức

Đa phần những bệnh nhân mắc trầm cảm sẽ thường xuyên mất ngủ. Đồng thời nhiều người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng tỉnh ngủ giữa giấc. Mất ngủ là triệu chứng khiến tình trạng trầm cảm nặng hơn, khiến tinh thần người bệnh rơi vào hoảng loạn. Họ thấy đêm rất dài, trằn trọc mãi mà không ngủ được.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng ngủ quá mức. Nhiều người có thể ngủ lên đến 12 tiếng mỗi ngày, thậm chí có thể ngủ nhiều hơn nếu không có công việc gì. Thông thường ngủ nhiều chỉ xuất hiện ở 5% số bệnh nhân trầm cảm và đi cùng triệu chứng ăn nhiều.

Xem thêm: 6 Mẹo vệ sinh giấc ngủ cho bạn một giấc ngủ ngon hơn

Rối loạn hành động

Một trong những biểu hiện của rối loạn cảm xúc không ổn định là rối loạn trong hành động. Người bệnh thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên. Bên cạnh đó, họ có thể hoạt động liên tục nhưng không có lý do gì.

Một số khác lại xuất hiện tình trạng chậm chạp (cử động chậm, nói nhỏ, nội dung ít, ít từ ngữ…). Thậm chí nhiều người còn nằm lì trên giường cả ngày mà không hoạt động gì. Tuy nhiên những biểu hiện này thường được nhận thấy bởi người xung quanh chứ không phải là cảm giác của bệnh nhân.

Cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng mỗi ngày

Khi bị trầm cảm, đa phần sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng hầu như là cả ngày. Thậm chí là với một công việc tưởng chừng như nhẹ nhàng, người trầm cảm cũng cần tập trung rất lớn mới có thể hoàn thành được. Ví dụ như hoạt động vệ sinh cá nhân, mặc quần áo… cũng cần gần như gấp đôi thời gian để hoàn thành.

Khi xuất hiện dấu hiệu mất năng lượng người bệnh thường không thể làm được việc gì (thậm chí là vệ sinh cá nhân cũng tiêu tốn một lượng lớn năng lượng của họ).

rối loạn cảm xúc

Cảm giác tội lỗi, vô dụng trong cuộc sống

Rối loạn cảm xúc không ổn định có thể khiến người bệnh xuất hiện cảm giác tội lỗi, vô dụng. Họ luôn cho rằng bản thân là người đã làm hỏng mọi việc và xuất hiện suy nghĩ bản thân là gánh nặng của gia đình, xã hội… Thậm chí người bị trầm cảm cũng xuất hiện dấu hiệu luôn tự trách bản thân dù đó là lỗi rất nhỏ. Cảm giác vô dụng ngày càng mạnh hơn và phát triển thành hoang tưởng.

Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

Người mắc bệnh rối loạn cảm xúc không ổn định thường dùng nhiều thời gian để quyết định bất kỳ vấn đề trong xã hội. Ví dụ, một người nội trợ mắc trầm cảm thường sẽ khó đưa ra quyết định về thực phẩm đang mua sắm (dù đã lên sẵn thực đơn tại nhà). Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng khó tập trung giải quyết một vấn đề gì đó (kể cả đó là vấn đề rất nhỏ như: đọc tin ngắn, sắp xếp lại tủ quần áo, không nghe hết bài nhạc yêu thích…)

Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát

Đây được xem là một triệu chứng nặng của người bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, mức độ cũng rất khác nhau. Đối với trường hợp nặng, người trầm cảm có thể xuất hiện ý nghĩ tự sát 1 – 2 lần mỗi tuần. Trong quá trình đó họ cũng cân nhắc rất kỹ và chuẩn bị mọi thứ trước khi thực hiện

Cảm xúc vui vẻ tột độ (hưng cảm)

Bên cạnh trầm cảm, thì hưng cảm cũng là một dạng rối loạn cảm xúc không ổn định. Đây là trạng thái cảm xúc đối lập hoàn toàn với trầm cảm. Người bệnh thường sẽ dễ phần khích quá mức về mặt cảm xúc và hành vi mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đặc biệt là không thể kiểm soát được. Biểu hiện của hưng cảm bao gồm:

  • Nói nhiều và nhanh hơn bình thương không kiểm soát được, nội dung nói lộn xộn và thay đổi
  • Xuất hiện nhiều hành động điên rồ mà không nghĩ đến hậu quả sau này, kể cả hậu quả gây nguy hiểm cho bản thân hay những người xung quanh
  • Khó tập trung, giảm nhu cầu ngủ (luôn trong tình trạng thừa năng lượng và muốn hoạt động)
  • Ảo tưởng về khả năng của bản thân
  • Trở nên hung dữ, có xu hướng thích đập phá, châm chọc gây bất hòa nội bộ hay bên ngoài

Rối loạn cảm xúc không ổn định thường có vẻ mặt biểu cảm, muốn hoạt động mọi lúc, hay dùng ánh mắt để giao tiếp với người khác. Thậm chí, nhiều người còn xuất hiện hành động thân mật với người khác, xuất hiện hành vi lỗ mãng, khiêu dâm, chi tiêu không tính toán… Ngoài ra, người bị rối loạn cảm xúc có thể bị rối loạn lưỡng cực. Có nghĩa là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường, xen kẽ giữa hưng cảm và trầm cảm. Tâm trạng của người bệnh có thể đột ngột phấn khích quá mức hoặc trầm cảm một cách không kiểm soát.

Rối loạn cảm xúc vui vẻ tột độ

Trên đây là những biểu hiện của rối loạn cảm xúc không ổn định. Việc xác định bạn có đang thực sự mắc rối loạn cảm xúc hay không phải thông qua đánh giá của các chuyên gia tâm lý. Vì vậy, nếu xuất hiện những biểu hiện trên trong thơi gian dài, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được đánh giá chính xác nhất nhé!

Bài viết liên quan