Mẹ&Con - Nôn trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nó không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Vì thế, Mẹ&Con mời bạn tham khảo mẹo chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh dưới đây để bé yêu không còn gặp phải tình trạng này nữa. Bé bị nôn trớ thường xuyên, có đáng lo ngại ? 5 dấu hiệu bệnh của con có thể nhận biết qua nôn trớ 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ sơ sinh hay trớ sữa?

Mẹo chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh đơn giản

Trớ sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Tìm hiểu nguyên nhân trước khi áp dụng mẹo chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh thì mẹ mới có thể lựa chọn giải pháp tốt nhất để bé sớm thoát khỏi tình trạng này:

Do trẻ ăn quá nhiều: Trẻ sơ sinh có phản xạ nuốt tự nhiên khi ăn. Nếu lượng sữa nạp vào quá nhiều mà khoang miệng bé còn nhỏ sẽ khiến bé gặp khó khăn trong việc hô hấp. Lúc này, nôn trớ là cách mà cơ thể phản ứng với điều này. Ngoài ra, dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ, chưa hoàn thiện thì việc bé ăn quá nhiều cũng dẫn tới trớ sữa.

Trẻ ăn quá nhanh, nuốt nhiều khí: Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn, do vậy, khi bé ăn quá nhanh, ngoài việc nuốt sữa, bé còn nuốt thêm một lượng không khí đáng kể. Không khí vào trong dạ dày nhiều đương nhiên bé sẽ bị đầy hơi và trớ sữa.

Nuốt phải nước ối của mẹ: Nuốt phải nước ối khi còn trong bụng mẹ cũng khiến những cữ bú đầu tiên của bé thường xuyên bị trớ sữa.

Bé bị nhiễm trùng: Bé bị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng rốn… cũng có thể gây ra hiện tượng trớ sữa.

Bé bị táo bón: Táo bón khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng, từ đó bé dễ bị trớ sữa ngay sau mỗi lần ăn.

Mẹo chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh

Chia nhỏ nhiều lần bú: Như mẹ đã biết, dạ dày của trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, không đủ chứa một lượng thức ăn lớn. Vì vậy, muốn hạn chế tình trạng thức ăn trào ngược ra ngoài, mẹ cần cho bé ăn nhiều lần trong ngày, tốt nhất khoảng cách giữa các cữ bú nên vào khoảng 2-4 tiếng.

Không đặt con nằm ngay sau khi bú: Sau khi bé bú, mẹ không nên đặt con nằm ngay mà cần đợi khoảng 10 – 15 phút.

Cho bé bú đúng cách: Khi cho con bú, mẹ lưu ý cho bé ngậm hết núm vú để hạn chế nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày gây trớ sữa. Đồng thời, nới lỏng quần áo của bé để tránh thành bụng và dạ dày của trẻ sẽ bị chèn ép dẫn tới thức ăn bị trớ ra ngoài.

Thăm khám bác sĩ: Trường hợp mẹ đã áp dụng những mẹo chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh trên đây không thành công thì cần đưa con đi khám bác sĩ để có hướng xử lý tốt hơn.

Tags:

Bài viết liên quan