Mẹ&Con - Ráy tai ướt, ráy rai nhiều, ráy tai ít hay thậm chí... không có ráy tai cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về tai đấy. Ráy tai quá nhiều, coi chừng gây hại cho con Chăm sóc đôi tai của con là điều không thể xem nhẹ Dấu hiệu nhận ra bé đang bị viêm tai giữa

Ráy tai không phải là thành phần vô tác dụng. Nhiệm vụ của ráy tai đó là giúp chúng ta ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn lọt vào ống tai.

Ngoài nước tiểu, nước mũi hay nước bọt… ráy tai cũng có thể cảnh báo các hiện tượng liên quan đến vấn đề sức khỏe nữa đấy. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu.

Ráy tai biểu hiệu gì về sức khỏe của bạn? 5

Ráy tai liên quan mật thiết đến sức khỏe của bạn?  – Ảnh minh họa

1. Ráy tai chảy nước và có màu xanh
Có thể đây là một hỗn hợp của mồ hôi và ráy tai. Nguyên nhân do khi bạn vận động mạnh hoặc trời nắng nóng, mồ hôi tuôn ra và thấm vào lỗ tai. Tuy nhiên nếu bạn không đổ mồ hôi mà tai vẫn có hiện tượng này, rất có thể đã bị nhiễm trùng tai. Màu sắc có thể thay đổi từ màu xanh sang màu vàng đậm.

2. Ráy tai có mùi khó chịu
Ráy rai phát ra mùi khó chịu, phần lớn là dấu hiệu nhiễm trùng ở phần giữa tai hay còn gọi là viêm tai giữa mạn tính. Điều này tạo cho bạn cảm giác đôi tai của mình bị chặn bởi một vật nào đó, ù tai hoặc mất cân bằng hai bên lỗ tai.

3. Ráy tai rỉ ra ngoài
Nếu bạn thấy đau tai, kèm theo nhiễm trùng hay chảy nước trong tai thì điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng của một lớp da bất thường, được gọi là Cholesteatoma. Cholesteatoma có thể hiểu nôm na là một bệnh làm hình thành nang da hình vú ở tai giữa. Nang này không phải nang ung thư nhưng có thể ăn mòn mô và gây tổn thương tai.

4. Ráy tai dễ bong tróc
Nếu bạn có ráy tai dễ bong tróc, đừng lo lắng vì điều này chỉ thể hiện rằng bạn… đang già đi mà thôi. Cùng với sự gia tăng tuổi tác, lớp sáp ráy tai có xu hướng đóng lại thành dạng vảy, khô lại và bong tróc.

5. Dường như không có ráy tai
Nếu bạn dường như không hề có ráy tai, đừng tỏ ra vui mừng vội vàng nhé vì có một trường hợp hiếm gặp, đó là: Thay vì ráy tai tự đẩy ra ngoài dần dần, chúng lại tích tụ bên trong lỗ tai và… bịt kín, cứng ngắc lại. Điều này khiến bạn có cảm giác nghe không rõ, đau và nặng tai.

Tags:

Bài viết liên quan