Nếu bạn chưa từng nghe qua phương pháp này hay đã áp dụng phương pháp time-out nhưng không thành công hãy cùng Mẹ và Con đọc ngay bài viết này để hiểu hơn phương pháp hiệu quả này nhé!
Phương pháp dạy con time-out là gì?
Time-out là phương pháp nuôi dạy trẻ không sử dụng đòn roi. Mục đích của hình phạt này là tách trẻ ra khỏi các tình huống gây phiền nhiễu. Điều này giúp trấn an để bình tĩnh lại và nghĩ về những việc mình đã làm và rút ra được bài học để không phạm phải sai lầm đó nữa. Với phương pháp này các bạn nên áp dụng cho trẻ từ 3 – 5 tuổi (độ tuổi mà trẻ đã phân biệt những chuyện đúng sai.
Bạn có thể tưởng tượng đến các phạt con như: úp mặt vào tượng, phạt con quỳ gối, phạt trẻ đứng ở trong một góc nhà. Đây cũng được xem là phương pháp thường gặp trong các gia đình Việt. Nhưng ít ai thực hiện đúng và thành công.
Phương pháp dạy con time-out
Răn đe và cảnh báo trước thật cụ thể: Nếu bé phạm lỗi sai các bạn không nên phạt trẻ ngay mà hãy cảnh báo trước cho bé nếu còn tiếp tục hành vi này con sẽ bị phạt time-out sau đó giải thích cho trẻ biết hình phạt này là thế nào. Nếu sau khoảng 2 lần răn đe mà trẻ còn tiếp tục vi phạm các bạn hãy nghiêm khắc thông báo: Con phải bị phạt và đưa trẻ ngay vào chỗ quy định trước. Trường hợp bạn đưa ra lời cảnh báo và trẻ dừng lại đúng lúc hãy khen ngợi bé.
Còn nếu trẻ đưa ra lời xin lỗi hay khóc lóc sau khi bạn đã tuyên bố con phải chịu phạt thì bạn không nên chấp nhận sau đó hãy yêu cầu trẻ thực hiện hình phạt ngay.
Khi dạy con theo phương pháp này, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thật dụng cụ để cho con cảm nhận được là bạn đang nghiêm túc với việc mình đang làm.
- Dụng cụ các bạn cần chuẩn bị: Đồng hồ đếm ngược, ghế ngồi
- Không gian: Phòng trống, không có các yếu tố làm phân tâm trẻ… tốt nhất là căn phòng không có đồ chơi, không có cửa sổ, truyện tranh, tivi. Bạn có thể chọn phòng ngủ của mình vì thường sẽ có những món đồ không thu hút trẻ
- Thời gian: Các bạn cho bé ngồi yên tĩnh trên ghế, sau đó bạn bấm đồng đếm ngược thời gian tính theo độ tuổi của trẻ. Sau khi hoàn thành phương pháp dạy con time-out mà bé vẫn còn tái phạm thì các bạn nên phạt tiếp (mỗi ngày phạt trẻ tối đa 20 lần).
- Khi thời gian chịu phạt kết thúc các bạn cần nói chuyện lại với bé về việc tại sao trẻ bị phạt, làm thế nào để lần sau trẻ không bị phạt, hỏi lại lý do vì sao trẻ lại làm hành động quậy phá đó…
- Đừng quên khen ngợi nếu sau thời gian chịu phạt, bé có những hành động hoặc thái độ tích cực.
Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp dạy con time-out
Khi bé đang chịu phạt, bạn không cho trẻ trò chuyện với bất kỳ ai không được làm gì cả kể cả việc đi vệ sinh hay uống nước. Bạn có thể tạm hiểu rằng hình thức time-out giống như chúng ta đang cô lập trẻ trong thời gian ngắn, việc này mang ý nghĩa nếu trẻ phạm lỗi sẽ bị phạt là không chơi với bất kỳ ai kể cả những món đồ chơi yêu thích của mình.
Chính vì vậy, khi trẻ cố tình rời khỏi chỗ phạt của mình, hay gây sự chú ý cho bạn… bố mẹ không được quan tâm và nói bất kỳ điều gì, chỉ im lặng và đưa trẻ về chỗ phạt sau đó tính lại giờ phạt từ đầu. Khi áp dụng hình phạt time-out hay phương pháp dạy con không đòn roi các bạn cần kiên nhẫn vì cách này khá mất thời gian nhưng khi đạt được hiệu quả thì sẽ giúp ích rất nhiều đến tương lai của trẻ vì trẻ biết những điều mình đang làm sai.
Những câu hỏi xoay quanh phương pháp dạy trẻ không đòn roi
Nghe có vẻ đây là phương pháp dễ thực hiện, nhưng trên thực tế phương pháp dạy con này lại phát sinh nhiều tình huống dở khóc dở cười. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và cách giải quyết:
Tôi nên làm gì khi trẻ cứ la hét, khóc lóc trong suốt quá trình chịu phạt và ngay cả khi hình phạt đã kết thúc?
Theo nhiều cha mẹ chia sẻ rằng, khi phạt theo phương pháp time-out trẻ thường khóc lóc và sau khi kết thúc hình phạt vẫn còn khóc, với tình huống này bố mẹ nên áp dụng chiêu “ăn bánh bơ, đội mũ phớt” là hiệu quả nhất. Bởi thông thường bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ khóc tóc khi bị phạt vì đây là một trạng thái tâm lý rất bình thường của trẻ nhỏ. Vì vậy, tùy vào khả năng kiểm soát và kinh nghiệm trải nghiệm của hình phạt mà có trẻ sẽ nín sau đó nhưng cũng có trẻ sẽ khóc dai dẳng hơn.
Bạn cứ yên tâm về hành động này của trẻ, vì sau vài lần khóc lóc trẻ sẽ nín vì nhận ra hành động này không mang lại kết quả tích cực nào cả.
Nếu trẻ đòi đi uống nước hay đi vệ sinh khi đang thực hiện time-out, tôi nên làm gì?
Theo chuyên gia nhi khoa của CDC, Hoa Kỳ: Thời gian phạt time-out khá ngắn nên bạn không cần chú ý đến nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt của trẻ. Vì nếu chúng ta thỏa hiệp cho con đi uống nước, đi vệ sinh khi đang bị phạt thì trẻ sẽ biết “lợi dụng” điều này vài lần phạt sau. Bên cạnh đó hình phạt này mang ý nghĩa chính là cho trẻ thời gian suy nghĩ lại những việc mình đã làm, nếu cho trẻ đi vệ sinh, uống nước sẽ làm xao lãng hình phạt trước thời hạn.
Nếu trẻ thật sự đi vệ sinh các bạn nên nói rằng thời gian sẽ bấm dừng và khởi động lại sau khi con đi vệ sinh xong.
Tôi nên làm gì khi trẻ tự ý rời khỏi chỗ phạt?
Sự thành công của phương pháp dạy con này chính là nhờ vào sự nghiêm khắc của bạn. Chính vì vậy, khi trẻ tự ý rời khỏi chỗ phạt bạn hãy nghiêm khắc nhắc nhở bé quay lại vị trí phạt ban đầu và nói cho trẻ biết nếu trẻ làm sai thì trẻ sẽ như thế nào?
Nếu nhà có hai trẻ và thường tranh nhau đồ chơi của nhau nên giải quyết thế nào?
Theo nhiều chuyên gia tâm lý về nuôi dạy trẻ, các bạn nên xem nguyên nhân của “cuộc chiến” thuộc về trẻ nào rồi áp dụng hình phạt cho trẻ đó. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên phạt thêm những “bạn” đồ chơi của bé – tác nhân gây ra cuộc chiến.
Trường hợp cả hai trẻ đều góp phần gây nên cuộc chiến này hoặc các bạn không thể xác định được bé nào khơi mào cuộc chiến các bạn có thể cân nhắc đến việc phạt cả hai cùng món đồ chơi đó. Thời gian time-out thích hợp để phạt đồ chơi của bé được tính bằng trung bình cộng số tuổi của hai trẻ.
Trẻ quấy phá ở nơi công cộng thì có nên áp dụng phương pháp dạy con time-out?
Chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ với hành vi khóc lóc, ăn vạ, la hét… của trẻ xảy ra ở nơi công cộng như: siêu thị, công viên… vậy trường hợp này có nên áp dụng time-out hay không? Câu trả lời là có bạn nhé. Bố mẹ có thể yên tâm về việc bé sẽ bị mặc cảm khi bị phạt ở nơi công cộng, vì phương pháp này không bắt trẻ phải khoanh tay, quỳ gối, la mắng… nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng ở nơi công cộng.
Bạn nên cho trẻ ngồi ở một góc nhỏ để trẻ suy ngẫm lại hành vi của mình, sau khi hết thời gian này các bạn hãy hỏi trẻ lại những lý do mình bị phạt.
Nuôi dạy con là cả một quá trình khó khăn và không kém phần thiêng liêng. Vì thế, Mẹ và Con hy vọng với những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp bố mẹ hiểu hơn về một phương pháp dạy con hiệu quả thời hiện đại. Chúc bố mẹ có thật nhiều kỷ niệm trong hành trình nuôi dạy con nhé!