Mẹ&Con - Phù chân khi mang thai là trường hợp 90% chị em mắc phải. Trong đó, ngâm chân là một trong những cách giảm phù nề hiệu quả, đánh bay cảm giác căng tức khó chịu. Cách đối phó với chứng phù nề chân khó chịu trong thai kỳ Những thực phẩm giàu Vitamin B1 chữa bệnh phù nề Giải tỏa mối lo phù nề cho mẹ bầu

Phù chân khi mang thai thường xảy ra khi chị em bắt đầu bước sang tháng thai kỳ thứ 5. Dùng nước nóng ngâm chân có thể khiến các mạch máu giãn nở, làm hưng phấn các rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho thai phụ. 

Trong bài viết dưới này, Mẹ&Con sẽ giới thiệu 5 mẹo ngâm chân giúp giảm bớt chứng phù nề khó chịu khi mang thai.

1. Ngâm chân với nước muối
Bỏ 2 thìa cà phê muối ăn vào nước ấm, ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Đổ nước trên mắt cá chân khoảng 2cm, thực hiện trước khi đi ngủ 15 phút. Dùng vải mềm lau khô sau khi ngâm.

2. Ngâm chân với gừng
Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ sơ qua, giã nát. Bỏ vào nấu sôi với nước, sau đó đem hòa thêm nước lạnh và một nắm muối, tiến hành ngâm chân.

3. Ngâm chân với mật ong
Pha một muỗng canh mật ong với nước ấm 40 độ và ngâm chân. Cách làm này vừa giúp kích thích tuần hoàn máu, vừa giúp da dẻ dẻo dai, đàn hồi và thúc đẩy sinh trưởng tế bào da.

Phù chân khi mang thai, hãy làm ngay 5 loại nước này 3

4. Ngâm chân với nước chè xanh
Lá chè xanh nấu sôi, hòa thêm nước lạnh hoặc để nguội tầm 40 độ thì ngâm chân. Thành phần phenol trong chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tạo mùi thơm và chống lão hóa rất tốt.

5. Ngâm chân với vỏ bưởi
Đầu tiên, bạn rửa sạch vỏ bưởi rồi phơi khô, đem nướng vàng. Xắt thành từng miếng bằng đốt ngón tay, đun sôi với nước rồi đợi nguội hoặc pha loãng ra ngâm chân. Những cách này rất tốt cho chị em bị phù chân khi mang thai.

Những lưu ý khi ngâm chân ở phụ nữ mang thai:

– Chậu để ngâm chân tốt nhất là chậu gỗ, không nên dùng chậu sắt, chậu nhôm hay các chất liệu khác bởi chúng có khả năng làm biến chất các thành phần trong dung dịch nước ngâm chân. Điều này làm giảm tác dụng của nước ngâm chân đối với sức khỏe.
– Nước ngâm chân luôn phải trên mắt cá chân 2 cm. Mực nước tối thiểu này giúp khí huyết, kinh mạch trong cơ thể được lưu thông tốt hơn.
– Nhiệt độ ngâm chân trung bình nên nằm ở mức 40 độ. Nhiệt độ lớn hơn có thể khiến các tĩnh mạch giãn nở quá mức, gây tổn hại nhẹ tới da và khiến tình trạng sưng phù trở nên nặng nề hơn.
– Thời gian ngâm chân tối đa là 30 phút mỗi lần. Ngâm chân quá 30 phút là nguyên nhân khiến các mạch máu dồn xuống chân quá nhiều, không cung cấp đủ lên não gây chóng mặt, tức ngực…
– Ngâm chân trước hoặc sau khi ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ bởi sau khi ăn, cơ thể cần tập trung máu cho dạ dày hoạt động. Ngâm chân ngay sau khi ăn sẽ cản trở hệ tiêu hóa, dễ sinh đau da dày.
– Không ngủ ngay sau khi ngâm chân, vì điều này có thể khiến giấc ngủ của mẹ bầu không được tốt. Tốt nhất sau 30 phút ngâm chân hãy nên đi ngủ, lau khô hoặc ủ ấm tùy tình hình thời tiết.

Với 5 cách ngâm chân trên, hy vong chứng bệnh phù chân khi mang thai sẽ không còn là ám ảnh của chị em thời kì bầu bí.

Tags:

Bài viết liên quan