Me&Con - Thời tiết nắng nóng có nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dẫn tới ô nhiễm và dễ làm cho thức ăn bị ôi thiu. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chú trọng đến chuyện ăn uống để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và phòng tránh những rủi ro không đáng có, hãy xem những cách phòng tránh sau. Tránh ngộ độc cho trẻ ngày Tết 10 lưu ý hữu ích giúp bạn "thoát" ngộ độc thực phẩm Dinh dưỡng cho bầu, sức khỏe của bé

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh, chứa vi khuẩn, kí sinh trùng, vi rút gây hại…tình trạng bị ngộ độc sẽ xuất hiện sau khoảng 30 phút hoặc lâu hơn từ 2 – 3 giờ, tuy nhiên cũng có trường hợp triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau 1 ngày. Dấu hiệu nhận biết bệnh thường bị tiêu chảy, đi tiêu phân lỏng, nôn mửa, đau bụng, mắt trũng, khát nước, cơ thể mệt mỏi không có sức, bị sốt cao trên 38 độ C và nặng nhất là bị mê sảng và co giật liên tục…

ngo-doc-thuc-pham

Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi

Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngộ độc thực phẩm khi mang thai sẽ gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Tùy vào độc tính của vi khuẩn và tuổi thai, tình trạng ngộ độc có thể nặng, nhẹ hoặc trung bình. Thông thường phụ nữ mang thai vào 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn dẫn đến hệ quả dọa sẩy thai, sẩy thai, thai chết lưu. Trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối, rủi ro sẽ tăng cao, thai nhi chậm phát triển, sinh non và tệ nhất là chết lưu.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Rửa tay và các loại thực phẩm thật sạch trước khi chế biến:

Rửa tay bằng xà phòng trước và trong quá trình chế biến thực phẩm là điều cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Sau khi rửa tay bạn cần lau khô tay bởi vi khuẩn dễ lây lan nhiều hơn nếu bàn tay của bạn còn ẩm ướt.

Khi chế biến thực phẩm, bạn phải đảm bảo được các loại rau củ quả, thịt cá…đã được rửa sạch. Ngoài ra, nếu tay bạn có bị thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến, các loài vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim… phải tránh xa khu chế biến vì chúng thường là những tác nhân gây bệnh từ lông của chúng.

rua-rau

Rửa tay và các loại thực phẩm trước khi chế biến. (Ảnh minh họa)

Khu vực chế biến, dụng cụ phải khô ráo và sạch sẽ:

Để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như việc ngăn chặn ruồi, muỗi, gián… tiếp xúc với thực phẩm các bà nội trợ nên chú ý dọn dẹp sạch sẽ, khu vực chế biến thực phẩm phải khô ráo, tránh ẩm ướt. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem trần qua nước nóng thường xuyên trước khi sử dụng.

Ăn chín uống sôi:

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu, bạn cần phải chú ý nấu chín kỹ các món và tránh ăn thức ăn tái hoặc chưa nấu chín kỹ. Đặc biệt đối với thịt và gia cầm, bạn cần kiểm tra xem thịt đã thật sự chín chưa bằng cách lấy đũa ấn vào miếng thịt, nếu thịt bị đũa đâm xuyên và không có nước màu hồng chảy ra chứng tỏ thịt đã chín.

Bảo quản thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn:

Trong những ngày hè nắng nóng, nếu bạn muốn bảo quản thức ăn hơn 5 tiếng thì bạn nên giữ nóng thức ăn trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Đối với những loại thức ăn đã qua chế biến, trước khi sử dụng lại bạn phải hâm nóng lại để thức ăn không bị ôi thiu, để tránh các bệnh ngộ độc thực phẩm.

nau-an-ky

Hâm nóng thức ăn lại trước khi ăn. (Ảnh minh họa)

Không để lẫn thực phẩm sống và chín:

Không nên đễ lẫn hoặc sử dụng chung đồ ăn chín và sống, vì các thực phẩm sống chưa được chế biến sẽ lây nhiễm chéo qua thực phẩm đã được nấu chín, các sinh vật gây bệnh sẽ lây truyền qua thực phẩm đã nấu chín. Vì thế, tuyệt đối không nên chế biến thịt sống và dùng chung dụng cụ nấu ăn như dao, thớt, chén, đĩa để thái hoặc đựng thức ăn đã nấu chín.

Tránh ăn đồ hộp và các loại thức ăn nhanh:

Trong đồ ăn hộp có chứa một loại vi khuẩn Listeria monocytogene có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu gây ra hiện tượng sẩy thai và sinh non. Vì vậy, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này, nếu sử dụng hãy đun nóng lại trước khi ăn. Các chuyên gia khuyến cáo các mẹ bầu không nên ăn các loại thức ăn nhanh hoặc đã chế biến sẵn vì nó chứa nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe của bạn và sự phát triển thai. Cần kiểm tra hạn sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

Tags:

Bài viết liên quan