Mẹ và Con - Overthinker là gì? Những người thuộc nhóm overthinker thường có những biểu hiện ra sao và hệ quả của nó là gì? Cùng khám phá nhé. 

Theo các chuyên gia, overthinking là một trong số những vấn đề tâm lý mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải hiện nay. Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu overthinker là gì? Overthinking là gì? Và làm thế nào để có thể vượt qua được tình trạng này nhé.

Tìm hiểu khái niệm overthinker là gì? 

Theo các chuyên gia, overthinking là từ dùng để chỉ những suy nghĩ thái quá, hay tình trạng lo lắng quá nhiều so với mọi chuyện. Theo đó, overthinker là những người có thói quen phóng đại tiểu tiết, và suy nghĩ quá mức dẫn đến âu lo, sợ hãi về những thứ không xảy ra. 

Ví dụ như, những người overthinker khi chuẩn bị đi ngủ rồi, nhưng não vẫn bật công tắc tự vấn với chính bản thân; họ thường có xu hướng tự biên tự diễn, tự mình đào hố chôn lấy mình. 

Theo đó, overthinking thường là nguyên nhân chính gây nên những cảm xúc tiêu cực. Nó trở thành chướng ngại vật, gây cản trở chúng ta trong cuộc sống như: hạn chế giao tiếp, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, kiềm hãm sự tự phát triển bản thân.

overthinker là gì
Overthinker là gì

Bên cạnh đó, overthinking cũng được xem xét như một vấn đề tâm lý quan trọng, cũng tương tự như rối loạn lo âu trầm cảm hoặc hội chứng rối loạn lo âu lan toả. Đối với nhiều cá nhân, overthinking còn được xem là thói quen, là một phần trong tính cách của họ. Và một khi đã xem overthinking là một thói quen hay tính cách, thì rất khó có thể để “thoát khỏi” nó được.  

Theo đó, đối với những overthinker bẩm sinh, thì quan trọng nhất chính là phải thực sự kiên nhẫn cũng như bao dung với chính mình. Việc ngăn bản thân không trở nên lo lắng thái quá là một quá trình, đòi hỏi sự cố gắng từng chút mỗi ngày. 

Lúc này, khi đã hiểu overthinker là gì và đang tìm cách để vượt qua nó, thì tốt nhất bạn đừng so sánh bản thân với bất kỳ ai, mà hãy tập trung vào chính mình của ngày hôm qua và hôm nay. 

Overthinking là gì và 5 cách đơn giản để vượt qua 

Đối với những overthinker, khi gặp phải những chuyện diễn ra như ý mình, thì bản thân họ lại có xu hướng trở nên nghĩ nhiều, lo lắng thái quá. 

Nếu tình trạng này kéo dài, rất có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, cũng như tinh thần của chính bạn; suy giảm chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. 

Lúc này, bản thân bạn cần tìm ra phương pháp phù hợp để giúp bản thân thoát khỏi tình trạng này. 

overthink là gì

Học cách tận hưởng cuộc sống 

Đầu tiên, hãy học cách cân bằng cuộc sống và công việc. Đừng để bản thân có quá nhiều thời gian trống, bởi đây là điều kiện khiến cho những suy nghĩ tiêu cực “sinh sôi nảy nở”.

Khi quá rảnh rỗi, chúng ta sẽ có thói quen ngồi suy nghĩ, và rồi cứ chuyện nọ xọ chuyện kia và làm nặng hơn việc overthinking. 

Sau khi hoàn thành công việc, bạn có thể “giết thời gian” bằng những thói quen khác lành mạnh hơn như xem phim, đọc sách, tìm hiểu những gì mình hứng thú, tham gia các lớp học ngoại khoá, các hoạt động ngoài trời. 

Về cơ bản, khi chúng ta bận bịu và có việc để làm, thì chúng ta sẽ chỉ tập trung nghĩ về những việc mình đang làm, từ đó ngắn bản thân nghĩ tới những điều mông lung khác. 

Học cách giải tỏa cảm xúc để vượt qua overthinking 

Đối với những overthinker, hãy chủ động lựa chọn việc trải lòng, chia sẻ cảm xúc. Theo đó, bạn có thể chia sẻ với bạn bè, người thân, hoặc cũng có thể tự viết nhật ký để bày tỏ nỗi lòng. Sau khi viết xong, có thể bạn sẽ thấy tâm trạng trở nên nhẹ nhõm hơn nhiều. 

cách giải tỏa cảm xúc để vượt qua overthinking

Overthinking đôi khi cũng xuất hiện những mặt tốt. Cụ thể, nó cho phép bản thân chúng ta nhìn nhận một cách sâu vào bên trong cõi lòng của mình hơn. Khi đó, chúng ta có thể gọi tên một cách chính xác cảm xúc, đồng thời hiểu được mình đang nghĩ gì. 

Những lúc như vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy thông suốt mọi chuyện và có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất. 

Học cách chia sẻ và lắng nghe

Sau khi hiểu được overthinker là gì, overthinking là gì bạn có thể học cách thoát khỏi vòng suy nghĩ thái quá này bằng cách để bản thân được trút cảm xúc, cùng như tháo gỡ nút thắt trong lòng. 

Theo đó, hãy tìm cách tâm sự với người thân, những người mà bản thân bạn biết là họ sẽ giúp được mình. Lúc này, bạn chỉ cần có người lắng nghe câu chuyện của mình. Đồng thời, trở thành một người biết lắng nghe câu chuyện của người khác. 

Đây cũng được xem là một cách hữu ích để bản thân bạn trở nên mở lòng hơn, không còn ngại chuyện cho người khác thấy những điểm yếu, những bất ổn của bản thân và cần giúp đỡ.

Khi chúng ta gặp đúng người, kể đúng chuyện, tâm sự xong rồi thì suy nghĩ sẽ đi đúng đường hơn đấy.

Tham gia nhiều hoạt động thể chất

Có thể nói, hoạt động thể chất không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là cách giúp giải toả căng thẳng, xả stress tuyệt vời và làm cho đầu óc chúng ta trở nên minh mẫn hơn, suy nghĩ sáng sủa hơn. 

giảm thiểu overthinking

Khi cảm thấy bản thân đang bắt đầu overthinking, bạn có thể chạy bộ hay bơi lội, hoặc đơn giản là tranh thủ làm việc nhà. Theo đó, các hoạt động thể chất như thế này sẽ giúp bản thân chúng ta  phân tâm và tạm thời quên đi những chuyện làm đầu óc rối bời. 

Khi làm xong xuôi tất cả mọi thứ, đầu óc của chúng ta cũng trở nên minh mẫn hơn, sáng suốt hơn, nghĩ thông ra nhiều vấn đề chứ không còn nghĩ theo hướng đâm vào ngõ cụt nữa.

Hướng bản thân đến một môi trường sống tích cực

Khi những overthinker được sống trong môi trường nhiều năng lượng tích cực, họ sẽ có xu hướng giảm đi những nghĩ ngợi tiêu cực và bế tắc. 

Theo đó, bạn có thể nuôi thêm thú cưng như chó mèo, mở rộng vòng tròn bạn bè với những người tích cực, tham gia các trang hoặc group đáng yêu, lành mạnh, làm từ thiện… Khi chúng ta được sống trong môi trường tích cực thì sẽ nhận được năng lượng tích cực.

Về lâu dài, những năng lượng ấy sẽ khiến chính bản thân chúng ta cũng biết cách tự tạo ra nguồn năng lượng đó; học cách kiểm soát overthinking một cách hiệu quả hơn, thay vì để nó lấn át mình. 

Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về khái niệm overthinker là gì? Overthinking là gì? Để từ đó, thấy được những hệ quả mà nó có thể mang lại, nhằm chủ động đưa bản thân thoát khỏi tình trạng trên, hướng đến cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh hơn. 

Bài viết liên quan