Mẹ&Con - Buồn nôn và nôn trong thai kỳ còn được gọi là ốm nghén. Đây là triệu chứng rất phổ biến vào giai đoạn đầu thai kỳ. Mặc dù nó khiến bạn khó chịu nhưng lại không nguy hại đến em bé và thường biến mất vào khoảng tuần 16-20 của thai kỳ. Những ngộ nhận về chuyện ốm nghén khi mang thai Dinh dưỡng sau ốm nghén Đừng lo ốm nghén

Phân biệt ốm nghén và chứng nôn nghén

Một trong những nguyên nhân gây ốm nghén được biết đến nhiều nhất đó là do sự thay đổi hóc-môn trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

ốm nghén và nôn nghén

Hơn 80% phụ nữ có cảm giác buồn nôn trong khoảng 12 tuần đầu tiên

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, buồn nôn, nôn ói và mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến. Khoảng một nửa phụ nữ mang thai đều có triệu chứng này và hơn 80% phụ nữ có cảm giác buồn nôn trong khoảng 12 tuần đầu tiên. Đây là các trường hợp nghén bình thường hay còn gọi là ốm nghén.

Cứ trong khoảng 20 thai phụ sẽ có một thai phụ nôn nghén quá 20 tuần. Những thai phụ này nghén rất nặng và nôn ói nhiều lần trong ngày, người ta gọi đó là chứng nôn nghén (HG). Trường hợp này cần phải điều trị đặc biệt, đôi khi có thể nằm viện để theo dõi vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của thai phụ cả ngày lẫn đêm và kéo dài sau hơn 20 tuần thai.

Mặc dù ốm nghén chỉ có thể gây ra những bất tiện nhỏ đối với cuộc sống của các thai phụ nhưng với một số người, nó có thể làm đảo lộn cuộc sống và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.

Điều trị ốm nghén

Nếu bạn thường xuyên bị nghén vào mỗi buổi sáng, hãy thử thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh cuộc sống của mình. Những việc làm hiệu quả nhất bao gồm:

– Tránh xa những nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi vì nó có thể làm khởi phát cơn buồn nôn

– Ăn từng chút một vào buổi sáng. Chẳng hạn, dùng ít bánh quy hoặc ít bánh mì khô trước bữa điểm tâm chính

– Uống nhiều nước hơn và duy trì thói quen này đều đặn trong ngày vì nó có thể giúp bạn ngăn ngừa cơn buồn nôn

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và cải thiện chế độ dinh dưỡng. Chẳng hạn, thường xuyên ăn thức ăn có chứa nhiều carbohydrate như bánh mì, gạo và mì ống;  hạn chế chất béo và thực phẩm dầu mỡ;  giảm bớt thực phẩm có nhiều vị ngọt và cay.

trị ốm nghén

Càng nghĩ đến cơn buồn nôn bạn sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn

– Nếu bạn chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn sẽ thấy buồn nôn thì tốt nhất nên ăn thức ăn lạnh để giảm bớt mùi

– Không nhất thiết phải dùng các món ăn làm cho bạn cảm thấy buồn nôn và nôn

– Tránh dùng những thức uống lạnh hay nước ngọt nhân tạo

– Nếu bạn không phải là người trực tiếp nấu ăn hãy dặn những người đứng bếp thay cho bạn về cách nêm nếm thực phẩm như nêm gia vị nhạt hơn, dùng các loại thực phẩm không có chất nhờn hoặc chuẩn bị đồ ăn theo cách đơn giản nhất.

– Đừng nghĩ nhiều đến cơn buồn nôn vì càng nghĩ đến bạn sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn

– Mặc áo quần thoải mái, vừa người và không quá bó sát

Điều trị chứng nôn nghén

Nếu đã thay đổi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn không thể cải thiện được tình trạng nôn nghén, bạn có thể đến bác sĩ để được điều trị theo liệu trình ngắn hạn giúp chống lại tình trạng nôn nghén mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và thai nhi.

– Trong cách điều trị chứng nôn nghén, các bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc được gọi là thuốc chống nôn. Các thuốc chống nôn thường đi kèm tác dụng phụ co giật cơ nhưng trường hợp này rất hiếm.

– Một số thuốc kháng Histamin (thuốc thường dùng để điều trị dị ứng) cũng có tác dụng như thuốc chống nôn. Tuy nhiên, không nên sử dụng tùy tiện mà phải có chỉ định của các bác sĩ để đảm bảo an toàn.

– Những kinh nghiệm thực tế của các thai phụ cho thấy gừng có thể giúp giảm buồn nôn và ói mửa. Ngoài ra, gừng cũng gây tác dụng phụ đáng ngại cho thai phụ nên có thể dùng nó để làm giảm chứng nôn nghén. Nếu không thể dùng gừng tươi, bạn có thể thay thế bằng kẹo gừng hoặc bánh gừng.

– Bấm huyệt trên cổ tay cũng là một biện pháp hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng buồn nôn trong thai kỳ. Hình thức này cũng cho tác dụng tương tự như khi bạn đeo vòng tay trên cánh tay của mình. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc đặt áp lực lên một số bộ phận của cơ thể có thể kích thích đến não để sản xuất ra một số loại hóa chất giúp giảm buồn nôn và ói mửa.

Khi nào nôn nghén cần điều trị?

Nếu bạn đang gặp tình trạng nôn mửa nhiều và không thể giữ được bất kỳ thực phẩm nào đã tiêu thụ vào, bạn có thể sẽ bị mất nước và thiếu dinh dưỡng. Hãy tìm đến bác sĩ ngay nếu bạn có một trong những triệu chứng sau:

nôn nghénNôn nghén kèm cơn đau bụng là trường hợp cần báo cho bác sĩ

– Nước tiểu có màu sẫm hoặc không đi tiểu trong hơn 8 tiếng

– Không thể giữ được thực phẩm hoặc bất kỳ chất lỏng nào ở dạ dày trong 24 giờ

– Cảm thấy mệt mỏi trầm trọng, chóng mặt hoặc ngất xỉu mỗi khi đứng lên

– Có dấu hiệu đau bụng

– Sốt cao trên 38 độ C

– Nôn ra máu

– Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) cũng có thể gây buồn nôn và nôn vì nó có thể lan sang thận. Do đó, khi cảm thấy đau rát mỗi lúc đi tiểu hoặc nước tiểu có máu bạn nên đến gặp bác sĩ trong khoảng 24 tiếng để được điều trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, bạn nên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và giúp giảm đau.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ốm nghén

Có những yếu tố làm triệu chứng ốm nghén thêm nặng, bao gồm:

– Buồn nôn và nôn đã có từ lần mang thai trước

– Tiền sử gia đình có những người nôn, nghén nặng

– Tiền sử nôn nghén trong những lần di chuyển bằng xe

– Đã từng có dấu hiệu buồn nôn khi dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen

– Có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên

– Căng thẳng kéo dài

– Đa thai : thai đôi, thai ba, thai bốn…

– Lần đầu mang thai

Nguồn: NHS

liên hệ mua hàng

Tags:

Bài viết liên quan