Mẹ&Con – Phần 2: Âu yếm, cưng nựng, ôm hôn trẻ sơ sinh – khởi nguồn của nhiều căn bệnh

Ngoài những trường hợp đáng tiếc trên thì cưng nựng, bẹo má, ôm hôn trẻ sơ sinh… Những cử chỉ tưởng chừng như thân mật lại là khởi nguồn của vô số căn bệnh đáng sợ mà phụ huynh chúng ta không ngờ tới, tiêu biểu như:

1. Cúm
Cúm là căn bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp nhất. Biểu hiện thường thấy ở trẻ mắc cúm, đó là ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt cao, quấy khóc. Bệnh cúm tuy không bị liệt vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không kịp thời chữa trị nó cũng để lại các di chứng nhất định, thậm chí là tử vong.

2. Viêm da, dị ứng

Da trẻ sơ sinh mỏng hơn 3 lần, nhạy cảm gấp 5 lần người lớn. Cấu trúc da của chúng cũng chưa ổn định, nên chỉ một tác động nhỏ cũng dễ khiến da bị tổn thương. Nựng má trẻ sơ sinh bằng một lực hơi mạnh có thể khiến trẻ bị xước da, loét da, viêm da hoặc dị ứng. Nhất là ở những người thường xuyên trang điểm, cọ xát vào da trẻ sẽ làm chúng nhiễm độc từ các loại hóa chất có trong mỹ phẩm.

3. Viêm tuyến nước bọt

Ở hai bên má trẻ sơ sinh có một đôi tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt để tiết ra nước bọt. Tác động thường xuyên, với một lực mạnh nên khu vực này dễ kìm hãm sự phát triển của tuyến nước bọt, khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn ngay trong khoang miệng. Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển ngôn ngữ là hậu quả rất dễ xảy ra.

4. Giảm thính lực

Khi cưng nựng trẻ, nhiều người không biết được rằng chúng có nguy cơ giảm thính lực, thậm chí bị điếc bởi lực hôn và chạm vào tai quá nhiều sẽ tạo ra những rung động ở màng nhĩ. Rung động này diễn ra trong một thời gian dài, không ngoại trừ nguy cơ màng nhĩ bị nứt, rách. Từ đó, gây chấn thương và mất thính lực cho trẻ sau này.

Ôm Hôn Trẻ Sơ Sinh? Đừng, Cha Mẹ Ơi! (Phần 2) 5
Ôm hôn trẻ sơ sinh không đúng cách chính là tự làm hại trẻ. (Ảnh minh họa)

5. Quai bị

Ngoài lây lan qua đường ăn uống, quai bị cũng là một căn bệnh lây lan qua đường hô hấp như ôm hôn, hắt hơi… Biểu hiện của trẻ khi mắc quai bị, đó là mệt mỏi, chán bú mẹ, sốt và sưng tuyến nước bọt quanh tai. Nếu không chữa trị kịp thời, ở bé gái bệnh quai bị để lại những di chứng như viêm buồng trứng, tổn thương hệ thần kinh… Ở bé trai, hậu quả mà bệnh quai bị để lại là viêm tinh hoàn, vô sinh…

Những kiểu người tuyệt đối không được cưng nựng, ôm hôn trẻ sơ sinh

Người bị các vấn đề về răng miệng

Khi bị mắc các vấn đề về răng miệng, khoang miệng của những đối tượng này tồn tại rất nhiều các loại vi khuẩn gây bệnh. Chỉ với hành động ôm hôn trẻ sơ sinh – đồng nghĩa với việc những người này đã truyền một lượng vi khuẩn nhất định vào cơ thể trẻ, gây các bệnh về răng, lợi, nướu hay thậm chí là cả viêm màng não, suy nội tạng, tử vong do nhiễm loại virut herpes nhắc đến ở trên.

Người bị cảm cúm

Nếu một người bị cúm đang ẵm bé, vô tình hắt hơi và bắn những tia nước bọt vào mặt của trẻ, chúng có nguy cơ lây nhiễm virut cúm vô cùng lớn. Nhẹ thì viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa… nặng hơn thì viêm cơ tim, viêm não thậm chí là tử vong.

Người bị mụn nước

Những người bị mụn nước phồng rộp, lở loét cũng cần bỏ vào danh sách không lại gần bé yêu. Khả năng cao những người này đang bị nhiễm virut herpes nhưng đối với người lớn, sức đề kháng cao nên virut herpes chưa thể “quật ngã” họ. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thì khác. Hậu quả của virut herpes đã được đề cập ở bài viết nếu vô tình cho người bị mụn nước ôm hôn trẻ sơ sinh.

Người bị tiêu chảy

Thoạt nghe có vẻ lạ, bởi bệnh tiêu chảy là bệnh lây nhiễm qua đường ruột? Thế nhưng ở miệng của người bị tiêu chảy cũng có thể mang vi khuẩn gây bệnh. Khi hôn hoặc dùng lưỡi thử nhiệt độ nước nóng/ lạnh của đồ ăn, những người này đã vô tình truyền vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho trẻ.

Người bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày gây ra bởi một loại vi khuẩn mang tên Helicobacter pylori (viết tắt là HP). Vi khuẩn HP lây lan qua đường “miệng – miệng” và đường “dạ dày – miệng”. Loại vi khuẩn này trú ngụ ở các mảng cao răng, khi hôn hít hoặc ăn uống chung với trẻ tức họ đã vô tình truyền bệnh mà không hề hay biết.

Người bị viêm kết mạc

Trong ghèn mắt và nước mắt của người bị viêm kết mạc đều có chứa vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, khi bạn sờ vào ghèn mắt hoặc lau nước mắt, đồng nghĩa với việc tay bạn cũng đã nhiễm khuẩn. Ẵm bồng, tiếp xúc với da thịt trẻ (nhất là khi da trẻ có vết xước), các vi khuẩn sẽ lây truyền và tấn công chúng một cách táo bạo, không “nương tay”.

Người hút thuốc

Trẻ sơ sinh không thể hút thuốc? Tất nhiên. Nhưng nếu bị một người thường xuyên hút thuốc hôn lên môi, mắt, điều gì sẽ xảy ra? Tương tự như việc hút thuốc lá thụ động, trẻ sẽ bị hàng loạt căn bệnh “đeo bám” như: Hen suyễn, nhiễm lao phổi, viêm phế quản…

Ôm Hôn Trẻ Sơ Sinh? Đừng, Cha Mẹ Ơi! (Phần 2) 6
Ngắm nhìn những thiên thần đáng yêu này, ai cũng muốn ôm hôn nhưng hãy cẩn thận nếu hôn con cũng là hại con. (Ảnh minh họa)

Người hay trang điểm và xịt nước hoa

Không phải nghiễm nhiên mà trước và sau khi sinh, phụ nữ được khuyến cáo không nên dùng mỹ phẩm. Đa số các loại mỹ phẩm (trừ mỹ phẩm dành riêng cho bà bầu) đều chứa các chất hóa học nhất định như chì, thủy ngân… giúp bền màu. Khi hôn lên môi trẻ, những chất hóa học này ngấm vào cơ thể chúng và gây ra hàng loạt tác dụng phụ như: Mệt mỏi, chậm phát triển, giảm trí nhớ…

Yêu thương đúng cách

Mặc dù âu yếm, cưng nựng, ôm hôn trẻ sơ sinh trẻ là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều căn bệnh nguy hiểm… Nhưng không vì thế mà chúng ta mất đi quyền bày tỏ tình cảm với bé cưng.

Dù là cha mẹ hay gia đình họ hàng, người quen thân thiết cũng nên hạn chế tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bởi lúc này, trẻ chưa được trang bị hệ thống miễn dịch “cao cấp” như người lớn. Chỉ nên dừng lại ở mức ẵm bồng trẻ, nhưng trước khi ẵm bồng cũng phải rửa tay thật kỹ bằng xà bông tiệt trùng.

Người có dấu hiệu bị bệnh hoặc mắc phải những thói quen như hút thuốc, trang điểm… đã đề cập ở trên nên tự giác không bày tỏ tình yêu thái quá với trẻ. Dù là người quen, cha mẹ cũng nên tìm cách từ chối khéo.

Thay vì bẹo má, âu yếm, ôm hôn trẻ sơ sinh… mọi người có thể hôn lên bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể như bàn tay, bàn chân nhỏ xíu của chúng chẳng hạn. Đây cũng là cách vừa thể hiện sự yêu thương, vừa thể hiện sự văn minh đáng tôn trọng.

Trong trường hợp sau khi tiếp xúc với người lớn, trẻ có các dấu hiệu như mệt mỏi, quấy khóc, sốt cao, kém ăn… hãy đưa tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.

Tags:

Bài viết liên quan