Tình trạng ối vỡ sớm, vỡ non trước khi chuyển dạ là tai biến sản khoa nguy hiểm. Mẹ bị vỡ ối sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời.
Vỡ ối là gì ?
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có một túi ối (màng túi đầy cất lỏng) để nuôi dưỡng thai nhi. Thai nhi được nằm trong túi ối này hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, túi ối còn có công dụng bảo vệ thai nhi, giúp thai nhi cử động và di chuyển trong bụng mẹ một cách dễ dàng, tránh được các tác động từ môi trường bên ngoài, không cho vi khuẩn xâm nhập vào trong bào thai.
Khi màng ối rách khiến nước ối rò rỉ ra bên ngoài thông qua âm đạo và cổ tử cung thì được gọi là vỡ ối. Thông thường, hiện tượng vỡ ối sẽ xuất hiện khi thai đủ tháng (37 tuần) và là dấu hiệu sản phụ đến lúc chuyển dạ.
Ối vỡ sớm là gì?
Ối vỡ sớm được ác chuyên gia đánh giá là tai biến sản khoa nguy hiểm. Theo đó, vỡ ối sớm là tình trạng vỡ ối sớm là ối vỡ khi trên thai phụ đã được chẩn đoán chuyển dạ thực sự và cổ tử cung chưa mở hết. Còn trong trường hợp thai chưa đến 37 tuần nhưng sản phụ bị ối vỡ sớm thì được gọi là ối vỡ non.
Một số thống kê cho thấy, có đến 8-10% các ca sinh nở gặp tình trạng ối vỡ sớm. Còn tình trạng ối vỡ non chiếm 1/4-1/3 tổng số các ca sinh non.
Nguyên nhân gây vỡ ối sớm?
Vỡ màng ối gần cuối thai kỳ (đủ tháng) có thể do màng ối suy yếu tự nhiên hoặc do lực co bóp. Bên cạnh đó, các yếu tố khác có thể liên quan đến việc ối vỡ sớm bao gồm:
- Hút thuốc lá khi mang thai (phụ nữ hút thuốc lá trực tiếp khi mang thai hoặc hít phải khói thuốc lá bị động do những người xung quanh như bố, chồng hút thuốc đều là tăng nguy cơ bị vỡ ối sớm).
- Ngôi thai bất thường (ngôi đầu cao, ngôi ngang, ngôi mông…) là những nguyên nhân dẫn đến ối vỡ sớm.
- Điều kiện kinh tế xã hội thấp (vì phụ nữ ở điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn ít có khả năng được chăm sóc trước khi sinh đúng cách, ít khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe thai định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường sức khỏe).
- Mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia và bệnh lậu.
- Đa ối, đa thai, rau tiền đạo hoặc hở eo tử cung.
- Từng có tiền sử sinh non trước đó.
- Chảy máu âm đạo cũng làm tăng nguy cơ ối vỡ sớm.
- Viêm nhiễm màng ối do viêm cổ tử cung, âm đạo.
- Phụ nữ lớn tuổi có con so, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C.
- Nguyên nhân không xác định (một số trường hợp vỡ ối sớm không có nguyên nhân cụ thể).
Ối vỡ sớm có nguy hiểm không?
Có thể nói, không có một phụ nữ mang thai hay chuẩn bị mang thai nào muốn mình bị vỡ ối sớm bởi ối vỡ sớm có thể dẫn đến sinh non. Thai nhi sinh ra khi bị mẹ bị vỡ ối sớm cũng có thể nhiễm trùng các mô nhau thai (hay còn gọi là viêm màng ối), gây nguy hiểm cho mẹ và con.
Xem thêm: 18 dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai sớm
Ngoài ra, các biến chứng khác có thể xảy ra khi ối vỡ sớm, chẳng hạn như bong nhau thai (bong nhau sớm khỏi tử cung), chèn ép dây rốn, sinh mổ và nhiễm trùng hậu sản (sau khi sinh).
Các triệu chứng của vỡ ối sớm
Mỗi phụ nữ khi mang thai có thể gặp các triệu chứng ối vỡ sớm khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Rò rỉ hoặc tiết dịch lỏng từ âm đạo: Nước có thể tiết ở một lượng ít nhưng cũng có thể tiết ra liên tục, ồ ạt. Không nên nhầm lẫn với tình trạng són tiểu khi mang thai bởi nước ối thường không màu không mùi, nồng độ pH cũng không giống với nước tiểu nên có thể dùng giấy quỳ để kiểm chứng.
- Đồ lót bị ướt liên tục: Khi vừa thay đồ lót xong nhưng thấy đồ lót đã ướt thì đây cũng là một dấu hiệu ối vỡ sớm.
- Rỉ ối kèm xuất huyết: Nước ối chảy kèm theo máu chính là một tình trạng vỡ ối nguy hiểm, cần can thiệp sản khoa càng sớm càng tốt.
- Rỉ ối có màu hoặc có mùi bất thường: Một số tình trạng ối rò rỉ có thể có màu xanh, màu vàng,…. và có mùi khác lạ ũng rất nguy hiểm, có thể là do nước ối nhiễm trùng hoặc lẫn phân su.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của hiện tượng ối vỡ sớm, hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để chẩn đoán vỡ ối sớm?
Tình trạng ối vỡ sớm có thể được chẩn đoán theo một số cách, bao gồm những cách sau:
- Khám cổ tử cung (có thể thấy chất lỏng rỉ ra từ lỗ cổ tử cung)
- Kiểm tra độ pH (axit hoặc kiềm) của chất lỏng rò rỉ ở âm đạo
- Nhìn vào chất lỏng đã khô dưới kính hiển vi (có thể cho thấy một mô hình giống như cây dương xỉ đặc trưng)
- Siêu âm để đánh giá lượng chất lỏng xung quanh em bé
Điều trị ối vỡ sớm như thế nào?
Muốn chỉ định phương pháp điều trị ối vỡ sớm, các bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố khác nhau của thai phụ để đánh giá và đưa ra kết luận:
- Thời gian mang thai, sức khỏe tổng thể và tiền sử bệnh
- Khả năng chịu đựng của bạn đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể
- Điều kiện cơ sở vật chất hiện tại
- Ý kiến hoặc sở thích của bạn
Điều trị ối vỡ sớm có thể bao gồm nhập viện để theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, đau, tăng nhịp tim thai; sử dụng thuốc; cho sinh sớm nếu có dấu hiệu sảy thai, viêm màng ối, tổn thương thai nhi;….
Hiện nay, chưa có biện pháp nào để phòng ngừa ối vỡ sớm. Do đó, khi mang thai, phụ nữ cần chủ động theo dõi các dấu hiệu bất thường, thường xuyên khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe thai kỳ,… để kịp thời phát hiện các bất thường.