Mẹ&Con - Có thể bạn từng được nghe rất nhiều lần câu: 'Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ không cần gặp bác sĩ', song lại hiếm người biết đến một câu khác được người Ấn Độ nhắc đến rất nhiều: 'Vài trái ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ nguyên năm'. Ồ, loại quả bình dân, tìm đâu cũng thấy, giá rất rẻ này hóa ra lại tốt đến thế với sức khỏe bé yêu của bạn ư? 8 lý do tốt nhất để ăn lựu Ăn cam mỗi ngày, không sợ bệnh tật Ăn một quả chuối mỗi ngày sẽ không cần đến bác sĩ

Ổi mang đến những gì cho con bạn?

Đừng nghĩ ổi là nóng, “ăn ổi nổi nhọt”. Đừng nghĩ ổi là thứ “quà quê” rẻ tiền, đến nỗi ông bà xách từ vườn lên cho cháu ăn có khi bạn còn ngăn vì… không tốt cho sức khỏe!

Không đúng nhé! Ổi là một loại quả bổ dưỡng, chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, axit folic, potassium, đồng và mangan. Ngoài ra, ổi cũng là nguồn cung cấp vitamin A và C. Vitamin tập trung ở phần thịt, lớp vỏ mỏng bên ngoài quả. Vì vậy, bạn chỉ cần rửa thật sạch vỏ ngoài, có thể ngâm qua nước muối nếu muốn nhưng đừng gọt bỏ vỏ đi.  

oi-mang-den-nguon-dinh-duong-than-ky-cho-be

Ổi được thể ăn sống, có thể chế biến thành các món nước ép tuyệt ngon. Có một điều thú vị mà chắc chắn chỉ rất ít người biết, đó là ổi rất giàu vitamin C, giàu không kém một quả cam. Ngoài ra, trong ổi (đặc biệt là ổi đào) có lượng lycopen nhiều hơn cà chua đến 26%, đây là chất rất tốt để giúp giảm bớt nguy cơ bệnh tim. Đến đây, có lẽ bạn đã không còn coi thường thứ quả mộc mạc này nữa chứ?

Cho bé uống mỗi tuần 3 lần nước ép ổi, mỗi lần một ly nhỏ (như phần uống bình thường của trẻ) sẽ mang đến công dụng gì? Xin bật mí với bạn, đông y cho biết bài thuốc đơn giản, rẻ tiền và ngon lành này rất tốt trong việc giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp.

Thịt của quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có khả năng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi. Đến đây, hẳn bạn hiểu vì sao Mẹ&Con lại nhắc đến ổi trong những ngày sắp Noel này rồi chứ?

Trẻ béo phì có nên ăn ổi không?

Câu trả lời là: Rất nên! Có lẽ đây là một “bí mật” rất đáng giá cho những mẹ muốn lấy lại vóc dáng sau khi sinh, cũng như những mẹ đang lo âu với chuyện con mình thừa cân khá nhiều. Ổi có tác dụng chống béo phì cực kỳ tốt. Nó là món luôn được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trong chế độ ăn kiêng, vì là món “quà vặt” ngon lành và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu muốn chăm sóc cho hệ tim mạch của con thật tốt, bạn cũng đừng quên ổi. Chất lycopen trong ổi rất dồi dào, khiến máu huyết lưu thông tốt.

oi-mang-den-nguon-dinh-duong-than-ky-cho-be

Thật tuyệt khi chừng ấy công dụng lại gói gọn trong một loại quả có thể trồng được ở khắp nơi trên cả nước. Cắn một miếng ổi, bé sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng, chất thịt quả thanh ngọt, giòn giòn rất ngon lành.

Mẹ cần biết

Trong đông y ổi có vị ngọt, chát, chua và tính bình. Tác dụng của ổi là kiện tỳ, tiêu thực, giảm đau, giải độc, hạ sốt… Vì vậy, khi bé ăn uống khó tiêu hay cảm sốt, bạn nên ép nước vài quả ổi, cho bé uống từng ít một trong ngày. Nước ép ổi sẽ giúp bé hạ sốt, tiêu hóa tốt hơn.

Ổi “độc” hay “không độc”?

Nhiều mẹ cho rằng ổi nóng, ổi độc và hiếm khi cho con mình đụng đến quả này. Kỳ thực, ổi hoàn toàn không độc. Đừng nói là trẻ đang khỏe mạnh, ngay cả với những bé thuộc diện ốm yếu, mới bệnh dậy, suy nhược, gầy gò, những ly nước ép ổi vẫn cực kỳ tốt, vì cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin rất lớn để cơ thể phục hồi nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng với những độc tố bên ngoài.

Đừng quên ổi giàu vitamin C. Và loại vitamin này gắn liền với việc tăng cường sức đề kháng, có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa và làm thành mạch máu bền vững, có lợi cho hệ tim mạch, ngăn ngừa tình trạng rối loạn mỡ trong máu. Đồng thời nó giúp cho hệ tiêu hóa được chuyển hóa tốt hơn.

Tuy nhiên, cần có vài lưu ý khi cho bé ăn ổi!

– Không nên cho trẻ ăn những quả ổi non vì còn nhiều vị chát sẽ có hại cho dạ dày còn non yếu của trẻ, đồng thời gây táo bón. Bạn nên chọn cho trẻ những quả ổi chín, mềm, ăn vào có vị ngọt thanh chứ không chát.

– Luôn bỏ hạt ổi rồi mới cho con ăn, vì hạt ổi khó tiêu, gây trở ngại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

– Trẻ trên 1 tuổi mới nên làm quen với ổi, hạn chế ăn quá sớm. Với trẻ dưới 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, nên cho trẻ dùng ổi dưới dạng nước ép sẽ tốt hơn và hấp thụ nhiều hơn.

oi-mang-den-nguon-dinh-duong-than-ky-cho-be

Bạn có biết?

– Do ổi chứa rất nhiều tác nhân làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể) nên có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, nhờ đó có tác dụng chữa tiêu chảy và ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật gây hại trong đường ruột. Tuy nhiên, lưu ý là đừng lạm dụng. Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn nên ép ổi thành nước, cho trẻ uống từng chút (mỗi lần vài ngụm) suốt trong ngày.

– Bật mí thêm với bạn, ổi cũng có nhiều chất xơ, giúp nhuận trường rất tốt nên kể cả lúc bình thường cũng nên cho trẻ ăn ổi như một cách chống táo bón, hỗ trợ sự tiêu hóa tốt hơn.

– Vitamin C của ổi giúp kích hoạt sự sản xuất chất collagen, hoạt chất cần thiết giúp củng cố độ bền cho khớp xương, sụn, có ích cho cấu trúc của da, giúp duy trì lượng collagen trong da, giữ cho da luôn ổn định. Tất cả những điều này đều rất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ, vì trẻ liên tục lớn, liên tục phát triển da, cơ, xương khớp trong lúc này.

MÓN NGON TỪ ỔI

– Sinh tố ổi:

Nguyên liệu gồm nửa quả ổi chín đã bỏ hạt, nửa quả chuối chín và 3 quả dâu tây. Cắt nhỏ nguyên liệu và bỏ hỗn hợp này vào máy xay sinh tố cùng một ít đá lạnh. Sau đó đổ thêm nửa cốc sữa đậu nành. Món sinh tố này có thể cho trẻ trên 1 tuổi ăn vài lần trong tuần, rất tốt cho trẻ.

– Nước ép ổi:

Chọn ổi chín, bỏ sạch hạt. Dùng máy ép để ép lấy nước. Nên cho trẻ uống nước ép ổi tự nhiên, không cần thêm đường. Những lúc trẻ chạy chơi ngoài nắng vào, một ly nước ép ổi mát lạnh vừa có tác dụng giải khát, vừa giúp ngăn ngừa cảm nắng, giải nhiệt cho cơ thể.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Tuy ổi có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên cho trẻ ăn ở mức hạn chế, tối đa nửa trái cho mỗi lần ăn, một ngày chỉ ăn 1-2 lần cách nhau. Nếu ép nước, cũng chỉ cho trẻ uống một ly nước ép mỗi ngày. Những điều này nhằm tránh chất xơ phong phú trong ổi dễ gây nặng bụng, khó tiêu nếu ăn nhiều.

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA ỔI

Trong 100g thịt ổi có:
– 85g nước
– 0,6g protit
– 7,7g gluxit
– 6g xenlulo (một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp 36% lượng chất xơ hàng ngày cho cơ thể).
– 10mg canxi
– 16mg photpho
– Sắt
– Kali (một quả ổi cỡ vừa cung cấp được 688mg kali, nhiều hơn 63% kali trong chuối).
– Vitamin A và  C (lượng vitamin C có trong quả ổi ruột trắng cao gấp 4 lần so với quả cam chín).

Lá ổi cũng tốt cho sức khỏe?

Đúng vậy! Theo dược học cổ truyền, lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm, công dụng tiêu thũng, giải độc, cầm máu. Đặc biệt, lá ổi chứa tinh dầu, trong đó có alpha-limonen, beta-sitosterol, axit maslinic, axit guajavalic.

Lá ổi được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy có kết quả tốt do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột đồng thời còn có tác dụng kháng khuẩn. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Y dược Krupanidhi (Ấn Độ) cũng phát hiện ra rằng, chất bột chiết xuất từ lá  ổi có thể bảo vệ gan khỏi các tổn hại.

Nước lá ổi có chứa chất làm se và vitamin có thể điều trị bệnh đau răng và viêm loét nướu răng ở miệng rất tốt. Vì vậy, ở tuổi trẻ mọc răng, thỉnh thoảng cho trẻ uống một ít nước lá ổi có khả năng giúp răng miệng trẻ tốt hơn.

oi-mang-den-nguon-dinh-duong-than-ky-cho-be

Ổi góp phần giúp ngừa ung thư?

Tin vui cho bạn là đúng vậy! Ổi cung cấp lycopen và chất chống ôxy hóa chống lại bệnh ung thư. Chất lycopen trong ổi được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn so với cà chua, cho phép chất chống ôxy hóa được hấp thụ dễ dàng dù nấu chín hay ăn sống.

Lycopen trong ổi cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do có thể gây hại đến tế bào.

Tags:

Bài viết liên quan