Bị nứt cổ gà hay nứt đầu ti là tình trạng thường gặp khi cho con bú. Dưới đây là một số cách chữa nứt cổ gà cũng như thuốc bôi nứt cổ gà để mẹ tham khảo.
Nứt cổ gà là gì ?
Trước khi tìm hiểu cách chữa nứt cổ gà hiệu quả hay bị nứt cổ gà có nên cho bé bú, mẹ cần biết nứt cổ gà là sao. Nứt cổ gà hay còn gọi là nứt chân núm ti là hiện tượng chân núm ti bị nứt gây đỏ tấy, thậm chí gây chảy máu.
Tình trạng này không chỉ khiến mẹ đang cho con bú cảm thấy đau đớn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Bị nứt cổ gà có thể khiến việc sản sinh sữa cho con bị ức chế, chất lượng của suy giảm và nguy cơ nhiễm khuẩn do đầu ti bị chảy máu.
Nguyên nhân bị nứt cổ gà là gì?
Để có cách trị nứt cổ gà hiệu quả thì cần hiểu nguyên nhân của tình trạng này. Dưới đây là một số “ngọn nguồn” thường gặp, cụ thể như:
Do trẻ bú sai cách
Trẻ bú sai cách là khi không ngậm vào bầu vú của mẹ mà chỉ ngậm đầu ti, mút nhiều và đôi khi cắn, kéo dãn đầu ti. Một số trẻ còn có thói quen giật mạnh, kéo căng đầu ti mẹ khi bú. Lâu ngày gây tổn thương đầu ti, dẫn tới hiện tượng chảy máu, sưng mủ khiến sữa bị ứ đọng.
Do mẹ không vệ sinh đầu ti đúng cách
Thật ra sau mỗi lần bé bú thì chắc chắn đầu ti sẽ có cảm giác đau nhẹ. Nhưng nếu mẹ không chú ý đến những vết nứt nhỏ bé và ngăn chặn liền thì vết nứt sẽ càng lan nhanh, khiến mẹ cảm thấy đau đớn mỗi lần cho con bú. Việc không vệ sinh đầu ti đúng cách cũng sẽ khiến vết thương bị nhiễm khuẩn, khiến mẹ không thể cho con bú được nữa.
Sử dụng dụng cụ hút sữa sai cách
Việc hút sữa quá mạnh có thể gây tổn thương cho đầu ti. Do đó, cần đọc hướng dẫn sử dụng công cụ hút thật kỹ để giảm thiểu nguy cơ này.
Do trẻ bị nhiễm nấm ở vùng miệng
Bị nứt cổ gà do trẻ bị nhiễm nấm vùng miệng là một lý do hy hữu nhưng cũng có thể xảy ra. Trẻ bị đau nên thường quấy khóc, thường xuyên cắn hoặc giật mạnh đầu ti gây tổn thương, vi khuẩn nấm cũng bị lây lan sang cho mẹ. Nếu bạn thấy miệng trẻ bị nấm hoặc đầu ti đau nhức, nhói khi cho con bú thì nên kiểm tra ngay tình trạng này.
Tác hại của bệnh nứt cổ gà khi cho con bú
Đầu tiên có thể thấy rằng nứt cổ gà sẽ mang đến đau đớn cho người mẹ mỗi khi cho bé bú. Hơn nữa, việc đầu ti bị nứt, chảy máu cũng tạo điều kiện thuận lợi để nấm, vi khuẩn phát triển, dễ gây bệnh cho bé.
Bên cạnh đó, vì quá đau nên mẹ không thể cho con bú dẫn tới lượng sữa bị ứ đọng, gây đau nhức hai bên vú. Sữa thì nhiều nhưng không thể cho con bú được, trẻ quấy khóc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần cho cả gia đình.
Mẹ nên làm gì khi bị nứt cổ gà ?
Vậy đâu là cách chữa nứt cổ gà cho con bú hiệu quả? Dưới đây là một số tư vấn dựa trên ý kiến của hầu hết bác sĩ về vấn đề này, cụ thể như:
Trong quá trình cho con bú
Khi cho bé bú sữa mẹ, bạn hãy:
- Kiểm tra khớp ngậm ti. Vị trí ngậm ti tốt nhất là đặt mặt bé sao cho cằm chạm vào phần dưới của ti
- Hãy thử cho bé bú ở các vị trí khác nhau. Bạn sẽ thấy rằng có một số vị trí làm cho bé bú dễ dàng và thoải mái hơn những vị trí khác;
- Bạn nên cho bé bú bên vú ít đau trước, vì con thường bú nhẹ nhàng hơn ở bên vú còn lại khi ít đói hơn;
- Áp nhanh túi đá để gây tê vùng bị đau rát trước khi cho con bú. Điều này có thể giúp làm giảm đau, đặc biệt là trong khi mới bắt đầu cho bé bú.
Sau khi cho con bú
- Làm sạch núm vú nhẹ nhàng. Nếu có tình trạng núm vú bị nứt hoặc chảy máu, hãy rửa lại bằng nước sau mỗi lần cho con bú để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Không nên sử dụng rượu, kem dưỡng hoặc nước hoa trên núm vú
- Sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn.
- Có thể sử dụng lanolin, loại thuốc dành cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ lên núm vú của bạn sau mỗi lần cho bú giúp giảm đau và cho phép các vết thương lành nhanh hơn mà không để lại sẹo.
- Dùng miếng dán lạnh hydrogel để phục hồi núm vú. Những miếng mút này có chức năng làm dịu và mẹ cần tránh chạm vào núm vú trước khi dùng miếng mút vì vi khuẩn ở tay có thể dính vào dưới miếng mút.
- Dùng thuốc giảm đau. Bạn có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen khoảng 30 phút trước khi cho con bú để giảm đau và sưng tấy.
- Khi có tình trạng chảy máu, sưng mủ thì nên ngay lập tức đi khám bác sĩ để nhận được tư vấn chữa trị nứt cổ gà
Bị nứt cổ gà có nên cho bé bú ?
Câu trả lời là KHÔNG. Những lúc này mẹ chỉ nên sử dụng máy hút sữa để tránh làm tổn thương tới đầu ti. Đặc biệt với những trường hợp bị nứt cổ gà khi cho con bú nặng, các mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, không nên áp dụng những phương pháp chưa được chứng thực để chữa trị, gây ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe của mẹ và bé.
Cách phòng tránh nứt cổ gà
Để không bị nứt cổ gà thì mẹ cần chú ý một số phương pháp phòng tránh sau:
Cho con bú đúng cách
Trong quá trình cho con bú, mẹ nên kiểm tra trẻ sơ sinh đã bú đúng cách chưa. Nếu bé cắn hoặc giật đầu ti thì nhẹ nhàng vỗ về hoặc đổi bầu vú (vì có thể sữa chưa kịp tiết ra nên bé mới ngậm chặt hơn như thế). Mẹ cũng nên cho bé bú cân bằng hai bên, nếu bên nào thấy đau thì hãy nhẹ nhàng đổi hướng để giảm áp lực cho đầu ti.
>> Xem thêm: Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng
Vệ sinh đầu ti sạch sẽ sau mỗi lần trẻ bú
Trước và sau khi cho con bú, mẹ cần phải vệ sinh núm vú sạch sẽ:
Để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi cũng như diệt khuẩn đầu ti, mẹ nên vệ sinh núm vú trước khi cho bé bú. Pha nửa thìa muối với 1 bát nước, nhẹ nhàng thoa lên ti khoảng 10 phút rồi cho bé bú sau đó.
Sau khi cho con bú, nếu cảm thấy đau mẹ có thể dùng miếng dán lạnh hydrogel làm dịu mát cơn đau, đồng thời giúp phục hồi núm vú. Nếu có phát hiện những vết nứt thì nên thoa một ít thuốc mỡ hoặc mật ong để làm mềm vết thương, hoặc dùng trà xanh để kháng khuẩn. Bên vú nào bị đau thì nên hạn chế cho trẻ bú, đợi sau khi lành hãy cho bú lại bình thường.
Linh hoạt cho con bú mẹ và bú bình
Nếu mẹ muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ mà vẫn có thể hạn chế tình trạng nứt cổ gà thì có thể linh hoạt bú vú mẹ và bú bình. Bằng cách vắt sữa mẹ để sẵn và đổ ra bình khi con đói sẽ hạn chế tình trạng giật mạnh, cắn vào đầu ti để bú sữa, từ đó gây đau đớn cho mẹ, sau này làm tổn thương đầu ti.
Nứt cổ gà hay nứt đầu ti là tình trạng phổ biến ở những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Thực hiện các cách phòng tránh trên để ngăn chặn nguy cơ nứt đầu gà ở mẹ. Nếu mẹ quá đau hoặc có hiện tượng chảy máu, sưng mủ thì cần tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhé!