Nổi mề đay sau sinh vốn không còn là hiện tượng quá xa lạ đối với các mẹ bỉm. Nhưng chúng chúng ta đã thực sự hiểu rõ về loại bệnh này và biết cách chữa trị, cũng như phòng tránh hiệu quả.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về vấn đề này và cách đối phó với nó nhé!
Thế nào là nổi mề đay sau sinh?
Theo các chuyên gia, nổi mề đay sau sinh (hay còn được gọi là mày đay) là một trong những dạng phản ứng viêm của da, được hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bỉm có phản ứng với histamin, một tác nhân trung gian gây dị ứng.
Đây là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến ở các mẹ bỉm sau sinh được khoảng từ 1 đến 3 tháng, đặc biệt là đối với các bà mẹ sinh mổ. Nổi mề đay sau sinh thường xuất hiện ở vị trí bụng và đùi của mẹ bỉm. Một số trường hợp nặng hơn, mề đay có thể nổi khắp cả người lẫn mặt gây cảm giác vô cùng khó chịu.
Nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Theo kết quả thống kê từ Healthline, khoảng 20% mẹ bỉm sau sinh sẽ trải qua tình trạng nổi mề đay sau sinh. Mặc dù đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng có nguy cơ chuyển từ cấp sang mạn tính. Lúc này, khiến việc điều trị dứt điểm trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, còn gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến mẹ mẹ bỉm thường xuyên gãi làm da trầy, xước mất thẩm mỹ. Một số trường hợp nổi mề đay sau sinh trầm trọng còn có thể xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như hạ huyết áp, khó thở, tím tái và thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh
Có một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau sinh đó là:
- Mẹ bầu sau sinh có sự thay đổi nội tiết tố. Lúc này, hệ miễn dịch của mẹ bỉm bị suy giảm không đủ sức chống chọi với tác nhân gây dị ứng
- Mẹ bỉm sau sinh có sự thay đổi về trong chế độ ăn, kiêng khem quá mức dẫn đến sức khỏe đường ruột bị ảnh hưởng, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nên dễ dàng dẫn tới tính trạng dị ứng
- Mẹ bỉm bị bệnh nhiễm trùng
- Mẹ bỉm thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, áp lực sau khi sinh
- Mẹ bỉm sau sinh bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc đang dùng
Ngoài ra, các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay sau sinh còn có lý do: mẹ bỉm bị côn trùng đốt; dị ứng các loại phần hoa, hóa chất; thiếu ngủ; dùng nhiều chất chất phụ gia trong khẩu phần ăn hàng ngày…
Những triệu chứng nổi mề đay sau sinh
Đôi khi, nhiều mẹ bỉm sẽ nhầm giữa nổi mề đay sau sinh và tình trạng phát ban đỏ, hay các nốt sần trên da. Thậm chí, nhiều mẹ bỉm còn nhầm lẫn với cả bệnh chàm. Lúc này, chúng ta cần phân biệt nổi mề đay sau sinh bằng các dấu hiệu nhận biết sau:
- Mẹ bỉm thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa
- Xuất hiện nhiều nốt sẩn phù màu hồng, nhô cao hơn so với vùng da xung quanh. Kích thước của các nốt sần to nhỏ khác nhau, ấn vào thấy chuyển sang màu trắng
- Trên da mẹ bỉm xuất hiện các mảng da bị sưng phù.
- Phần da vùng bị ảnh hưởng của nổi mề đay sau sinh thường sẽ trông khá thô ráp, đôi khi có cả vảy.
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Nổi mề đay thường tự khỏi sau 6 đến 8 tuần phát bệnh. Nếu mẹ bỉm cẩn thận, chăm sóc sức khỏe tốt thì có thể nhanh hơn.
Tuy nhiên, thời gian khỏi mề đay sau sinh còn tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cơ địa của sản phụ, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, nguyên nhân gây bệnh và cả những bệnh lý mắc kèm…
Cách trị nổi mề đay sau sinh nhanh chóng
Mẹ bỉm có thể tham khảo các cách sau:
- Sử dụng bột yến mạch để trị nổi mề đay sau sinh. Bởi trong bột yến mạch có tính chống viêm, giúp làm dịu da đồng thời giảm cảm giác ngứa ngáy hiệu quả. Lúc này, mẹ bỉm chỉ cần hòa bột yến mạch vào nước ấm, lấy hỗn hợp này đắp hỗn hợp lên vùng da nổi mề đay trong 15 phút.
- Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng cách chườm lạnh. Theo chuyên gia, nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm các mạch máu co lại, hạn chế phóng thích histamin ngăn phản ứng dị ứng.
- Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng nha đam. Nha đam khá lành tính, có tác dụng làm dịu, rất tốt để làm giảm ngứa của bệnh lý này.
- Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng giấm táo: Giấm táo có tác dụng kháng histamin nên giảm viêm rất tốt. Lúc này, mẹ bỉm chỉ cần hòa 1 phần giấm táo vào 1 phần nước, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên da, với tần suất 2 lần/ngày.
Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích này sẽ giúp mẹ bỉm hiểu hơn về tình trạng nổi mề đay sau sinh, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất cho bản thân. Bởi sức khỏe của mẹ bỉm sau sinh vô cùng quan trọng, việc có sức khỏe tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sau sinh, ngoài ra còn có thể chăm sóc em bé một cách tốt nhất.