Vì sao không nên ăn phao câu và cổ gà
Theo khuyến cáo của giáo sư Yang Li, Học viện Trung y Trung Quốc, phao câu gà là nơi có hàm lượng chất béo “khủng” và mô bạch cầu chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và cả chất gây ung thư. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất là mẹ nên loại bỏ bộ phận này trước khi chế biến thịt gà.
Không nên ăn phao câu và cổ gà. (Ảnh minh họa)
Tương tự như phao câu, cổ gà cũng được khuyên là không nên sử dụng vì tập trung nhiều mạch máu và hạch bạch huyết, nơi chứa nhiều độc tố. Đó còn là nơi tồn đọng các chất độc có trong thức ăn chăn nuôi. Nếu không muốn bỏ cổ gà đi, khi sơ chế bạn nên chú ý dùng muối chà xát cẩn thận để diệt sạch vi khuẩn.
Mách nhỏ mẹ
Người bị ung thư không nên ăn gà trống (Ảnh minh họa)
– Theo Đông y, gà trống có tác dụng làm ấm cơ thể nên thích hợp cho những người có thể trạng yếu, bị suy nhược. Tuy nhiên, với những ai có tiền sử bị huyết áp cao hoặc bị ung thư thì không nên dùng.
– Gà mái thích hợp với những phụ nữ có thai, người già sức yếu và những người bệnh lâu ngày.
– Bạn nên luộc hoặc hấp sẽ giữ được nguyên chất dinh dưỡng và vị ngọt của thịt gà mà lại ít chất béo. Với các món gà chiên giòn, gà rán… dinh dưỡng bị hao hụt, làm tăng hàm lượng calo, không có lợi cho sức khỏe.
– Theo kinh nghiệm của nhiều người gà sống làm sạch, máu chảy hết, thịt sẽ có màu trắng. Nếu thịt có màu đỏ, đen hoặc tím, chứng tỏ đó là gà chết, mẹ nên tránh mua.
– Cách nhận biết thịt gà tươi: lớp ngoài của thịt gà hơi khô, da săn chắc, không dính, ấn ngón tay vào thịt đàn hồi trở lại và không có mùi.
– Nhận biết gà tiêm: Lật cánh gà lên, kiểm tra dưới nách. Nếu nách có nhiều chấm đỏ nhỏ, xung quanh vết tiêm nước phồng lên có màu đen thì chứng tỏ gà đã bị tiêm thuốc. Hoặc bạn có thể nhận biết gà bị bơm nước bằng cách dùng tay ấn lên da gà. Nếu da gà có độ trơn trượt, thiếu liên kết với phần thịt thì bạn không nên mua loại gà này.