Mẹ và Con - Nói chuyện một mình đôi khi còn là một kỹ năng quan trọng mà cần phải học. Đó là cách chúng ta tìm lại những niềm đam mê với cuộc sống, khơi dậy sức sống và niềm tin ở chính bản thân mình. Tuy nhiên...
Bạn thường trò chuyện với chính mình và không biết liệu rằng đó có phải là dấu hiệu tâm lý bất thường hay không? Bạn không nên quá lo lắng vì điều này là hết sức bình thường và thậm chí là còn rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Có một thực tế rằng tất cả chúng ai cũng đều có những lúc nói chuyện một mình cả “Tôi phải làm sao đây?”, “Tôi nên chọn cái nào đây?”, “Tôi có nên đi hay không?”… Đó là hành vi tự nhiên của con người để phân tích thông tin và đưa ra quyết định.
Nếu cảm thấy bị “ngộp” với quá nhiều suy nghĩ trong đầu mà không thể sắp xếp được chúng, bạn nên cân nhắc đến các phương pháp tập luyện tâm trí chẳng hạn như tập thở để giữ bình tĩnh, nói chuyện với các chuyên gia. Ngoài ra một ví dụ tích cực khác của việc hạn chế việc tâm sự với chính bản thân mình đó chính là đọc một quyển sách. có thể giúp chúng ta hạn chế việc nói chuyện một mình một cách hiệu quả, làm cho nó trở thành hoạt động yêu thích để thư giãn tâm trí của chúng ta trước khi ngủ. Bởi vì ở các cấp độ nghiêm trọng, thì nói chuyện một mình quá thường xuyên có thể là dấu hiệu của sự hoang tưởng, trầm cảm…
nói chuyện một mình

Những lợi ích tâm lý khi nói chuyện một mình

1. Bộ não của bạn sẽ làm việc năng suất hơn

Một nghiên cứu được đăng trong “Tạp chí Tâm lý học thực nghiệm” cho thấy rằng, những người hay lặp lại cái tên của sản phẩm, cũng được xem là hành vi lẩm bẩm, thì thầm một mình, có khả năng tìm nó nhanh hơn những người im lặng và chỉ đi tìm loanh quanh cửa hàng. Vì thế, giả thuyết được đưa ra là: “Việc nhẩm lại những dòng chữ mà mình đang nghĩ sẽ kích thích não bộ lưu trữ, nhớ về những thứ liên quan đến nó, khiến cho chúng trở nên hữu hình hơn và có xu hướng “bám” trong đầu chúng ta lâu hơn.”

2. Bạn sẽ có khả năng học tập của một đứa trẻ

Trên  thực tế, chúng ta tập nói chuyện một mình từ khi mới bập bẹ tập nói. Đó là cách trẻ em nhận biết và định nghĩa những gì diễn ra xung quanh chúng. Chẳng hạn như khi trẻ chạm vào một ly nước nóng, chúng sẽ thốt lên rằng nóng quá và lần sau sẽ tránh chạm vào những vật tương tự, hoặc e dè nhìn ngắm, kiểm tra trước rồi mới chạm vào.

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ, việc mà chúng nói không ngừng nghỉ đã khá quen thuộc với bạn. Bởi bọn trẻ thường học cách truyền âm, phát âm các từ vựng, cú pháp bằng cách lắng nghe và lặp lại những gì cha mẹ chúng nói. Với khả năng này, chúng có thể xử lý mọi việc dễ dàng và rành mạch hơn. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cái cách mà chúng thuộc lòng bài hát bạn thường ngân nga.
nói chuyện một mình

3. Bạn sẽ tổ chức các dòng suy nghĩ trong đầu tốt hơn

Chúng ta luôn có hàng triệu các dòng suy nghĩ lảng vảng trong đầu hàng ngày. Và có một điều là càng lớn thì chúng ta suy nghĩ càng nhiều, nhưng chúng ta lại càng phải che giấu những suy nghĩ đó nhiều hơn. Điều này hoàn toàn trái ngược với lúc bé. Trẻ con có ít suy nghĩ hơn và chúng sẽ bộc lộ tất cả những gì mình nghĩ. Đây là một trong những lý do tại sao trẻ con lại luôn sống nhẹ nhàng hơn người lớn. Bằng cách nói ra những dòng suy nghĩ này, bạn sẽ biết ưu tiên cái gì đáng nghĩ và đơn giản hóa bớt những thứ vụn vặt đã chất thành đống trong đầu cả thời gian qua.

4. Bạn sẽ hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn

“Hôm nay mình cần làm thứ này, thứ kia”. Nói ra những kế hoạch cần làm giúp bạn hình dung tốt hơn về chúng, và làm chúng trông rõ ràng và dễ thực hiện hơn.
Như nhà tâm lý học Linda Sapadin từng nói việc mà chúng ta nói ra dự định của mình sẽ “thu hút sự chú ý của bản thân, củng cố dự định đó, kiểm soát dòng cảm xúc của bạn và sàng lọc những thứ gây mất tập trung trong đầu”.

5. Giảm stress

Như đã nói, chúng ta thường suy nghĩ rất nhiều và điều này khiến chúng ta dễ bị mệt mỏi, căng thẳng. Nhưng nếu nói ra, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thư thái hơn. Cách này cũng giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thuận lợi hơn, như lúc chúng ta nghe người khác tâm sự về vấn đề của họ. Tự đối thoại với mình giúp bạn điều chỉnh cảm xúc nóng, giận, thất thường và hướng tới những dòng suy nghĩ lạc quan, đưa ra nhiều quyết định sáng suốt hơn.

6. Khiến bạn tin tưởng vào bản thân hơn

Khi nói chuyện với chính mình, chúng ta sẽ được nghe giọng nói bên trong và biết được mình muốn gì, thích gì. Từ đó, chúng ta sẽ biết hướng đi như thế nào là tốt nhất và có thể tự giải quyết mọi việc tốt hơn. Nói chuyện một mình đôi khi còn là một kỹ năng quan trọng mà cần phải học. Trong cuộc sống có quá nhiều phiền nhiễu, làm ta đánh mất đi chính mình và những định hướng riêng. Nói chuyện với chính mình là cách chúng ta tìm lại những niềm đam mê với cuộc sống, khơi dậy sức sống và niềm tin ở chính bản thân mình.
Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt xấu của nó. Nếu việc nói chuyện một mình của bạn diễn ra quá mức, đến nỗi không kiểm soát được và gây khó chịu cho bạn và người xung quanh, thì đây có thể là một dấu hiệu của căn bệnh tâm lý nào đó. Trong trường hợp này, hãy thử nhờ sự giúp đỡ của một chuyên gia tâm lý để cải thiện tình trạng này. 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.