Mẹ và Con - Niềng răng bị hóp má là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong quá trình chỉnh nha và có rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Rất nhiều người gặp tình trạng niềng răng bị hóp má. Mặc dù chúng có ích cho những người có khuôn mặt tròn vì tạo ra nét cân đối cho đường nét trên gương mặt. Nhưng đối với những người có mặt thon gọn thì ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ. Không những thế, hóp má cũng tác động rất nhiều đến sức khỏe của người niềng răng. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân niềng răng lại bị hóp má

Theo nghiên cứu y khoa, niềng răng không gây hóp má, đôi khi nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hoặc thói quen ăn uống của người niềng răng. Trong những trường hợp này, tình trạng hóp má thường không kéo dài lâu sau khi thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp người được niềng răng bị hóp má do kĩ thuật chỉnh nha không đúng, tay nghề bác sĩ non kém, cần can thiệp y khoa.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây hóp má khi niềng răng:

Niềng răng bị hóp má do mất răng nhiều, lâu ngày

Mất răng, đặc biệt là những răng hàm lớn, kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng. Trên thực tế, má của bạn được nâng đỡ bởi các cơ: cơ cắn, cơ gò má cùng các hệ thống răng, xương hàm. Nếu bị tiêu xương, má sẽ tự động hóp lại và lõm xuống bởi không còn được răng và xương hàm nâng đỡ.

Thế nhưng, bạn cần phân biệt rõ rằng việc nhổ răng để chỉnh nha và tiêu xương ổ răng hoàn toàn không dẫn đến tình trạng hóp má. Vì trong quá trình niềng răng, hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương sẽ diễn ra đồng thời.

Những chiếc răng bị nhổ đi để quá trình niềng răng dễ dàng hơn sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương, tuy nhiên những chiếc xương khác sẽ tự động di chuyển đến khoảng trống đó và bồi đắp xương ở vị trí mới. Có thể nói, việc hóp má do tiêu xương chỉ xảy ra khi người niềng bị mất nhiều răng hàm lâu ngày cũng như không được can thiệp kịp thời.

Niềng răng

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không khoa học

Niềng răng bị hóp má có thể xảy ra do chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi không khoa học. Trong quá trình chỉnh nha, nếu người niềng răng cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống và kiêng ăn quá mức sẽ dẫn đến giảm lượng mỡ tích trữ ở vùng má, điều này sẽ khiến má bị hóp lại, gương mặt trở nên gầy gò, mất sức sống. Bên cạnh đó, tinh thần không thoải mái cũng làm cho bạn dễ stress, lo lắng quá mức dẫn đến hóp 2 bên má.

Thông thường khi niềng răng, các nha sĩ đều khuyến cáo nên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, ăn đồ ăn mềm, dễ nhai để có thể thích nghi, làm quen nhanh với các mắc cài ở răng. Bên cạnh đó, việc này còn có tác dụng giúp phần niêm mạc quanh miệng của bạn hạn chế va chạm với các mắc cài cũng như tránh ảnh hưởng đến vị trí nhổ răng gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu. Bạn nên ăn uống bình thường sau khi đã quen dần với việc niềng răng.

Thói quen ăn nhai

Thói quen ăn nhai xấu được điểm danh như lười nhai hoặc ít nhai. Điều này tưởng chừng không vấn đề gì nhưng chúng sẽ vô tình khiến các cơ trên mặt tự động bị chùng xuống, mềm dần, lâu ngày dẫn đến tình trạng hóp má. Đồng thời, do không quen với các mắc cài mới trên răng nên có thể bạn sẽ ăn những thức ăn mềm, đồng nghĩa lực nhai cũng ít hơn bình thường. Việc này chỉ nên thực hiện trong giai đoạn đầu mới niềng răng, nếu giữ thói quen này lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Cụ thể hơn, hệ thống cơ để làm đầy má cũng sẽ hoạt động tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu bạn nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ săn chắc giúp nâng đỡ tốt hơn. Nếu quanh năm chỉ ăn các loại thức ăn mềm, lười nhai, các cơ sẽ bị chùng xuống, lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ làm hóp má.

Hóp má do tay nghề bác sĩ kém

Niềng răng bị hóp má còn có thể xuất phát từ nguyên nhân chỉnh nha không đúng kỹ thuật. Nha sĩ thực hiện cho bạn đã làm sai biện pháp hoặc sử dụng các công cụ thô sơ trong quá trình niềng răng…

Nếu nha sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng không có người hướng dẫn, khi thực hiện niềng răng có thể đã sử dụng dây cung to, dùng lực chỉnh mạnh và đột ngột gây đau đớn cho người niềng răng. Nguy hiểm hơn, nguy cơ răng bị lung lay cao, gây mất răng và hóp má đối với người niềng.

Hóp má khi niềng răng có kéo dài vĩnh viễn không?

Với những người sở hữu khuôn mặt gầy gò, việc hóp má do niềng răng sẽ làm mất tính thẩm mỹ của đường nét trên gương mặt. Do đó việc niềng răng bị hóp má này có tồn tại vĩnh viễn hay không là một mối bận tâm rất lớn với người mắc phải.

Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, việc bị hóp má được xem điều hoàn toàn bình thường, đến khi bạn đã quen với việc chỉnh nha và gắn các mắc cài trên răng cũng như đã ăn uống bình thường trở lại thì tình trạng hóp má cũng hết. Một số người có thể hồi phục muộn hơn nhưng lâu nhất là sau khi tháo niềng.

Trong một số trường hợp, nha sĩ cũng có chỉ định nhổ răng, bạn cũng không cần lo lắng quá vì nếu kỹ thuật bác sĩ tốt, khớp cắn sẽ được cân bằng. Điều này giúp người niềng răng có thể được thay đổi khớp cắn để giúp cân bằng lực nhai. Khi kết thúc quá trình niềng răng, khuôn mặt của bạn cũng sẽ trở nên cân xứng hơn.

sau niềng răng

Hạn chế tình trạng hóp má khi niềng răng

Niềng răng bị hóp má là một tình trạng tạm thời tuy nhiên vẫn rất cần được quan tâm chăm sóc, phòng ngừa tốt nhất để đảm bảo kết quả niềng răng có được hiệu quả cao nhất. Vậy làm thế nào để không bị hóp má khi niềng răng?

Sau đây là một số gợi ý của bác sĩ nha khoa dành cho trường hợp này:

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy và chuyên sâu để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn, tránh trường hợp nha sĩ ít kinh nghiệm dẫn đến chỉnh nha sai kỹ thuật.
  • Trao đổi trước với nha sĩ, xem kĩ phác đồ điều trị cũng như ghi nhớ những cam kết kèm tác dụng phụ trước khi bắt đầu niềng răng.
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bạn cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học như: đánh răng 2 ngày mỗi lần, súc miệng sau khi ăn xong, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, không nên quá lo lắng, căng thẳng…
  • Theo dõi sát sao sự thay đổi của hàm răng qua các giai đoạn chỉnh nha một cách kỹ càng để định hướng cho giai đoạn niềng răng tiếp theo. Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ, không nên bỏ qua lịch hẹn nào để hàm răng được điều chỉnh đúng với dữ liệu ban đầu.

Bài viết liên quan