Mẹ&Con – Bé sơ sinh có thể mang lại cho bạn niềm hạnh phúc lớn lao nhưng việc chăm sóc cơ thể sau sinh lại mang đến lắm phiền toái khiến bạn khó chịu. Sản phụ cần chú ý hết sức với những dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh Băng huyết sau sinh Lưu ý sức khỏe sau sinh

Mang thai khiến cơ thể bạn thay đổi ngoài dự đoán và nó không có dấu hiệu ngừng lại ngay sau khi sinh. Dưới đây là những gì bạn sẽ phải đối mặt khi sinh qua ngã âm đạo.

Đau nhức âm đạo

Những phiền toái mẹ phải đối diện sau khi sinh 3Vết rạch tầng sinh môn sau sinh sẽ khiến bạn đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt

Nếu bạn đã bị rạch tầng sinh môn, vết thương đó sẽ mất một vài tuần để liền sẹo. Vết rạch càng lớn thì thời gian lành càng dài. Trong lúc đợi nó phục hồi theo cách tự nhiên, bạn có thể dùng những biện pháp sau để giảm đau đớn:

– Nếu khó khăn khi ngồi, hãy dùng một chiếc gối có vòng đệm ngoài

– Sử dụng một cái bình bơm, cho nước ấm vào và dùng đó để rửa âm hộ khi bạn đi tiểu

– Làm dịu vết thương bằng túi chườm nước đá, đừng quên lót lên vết thương một chiếc khăn sạch trước khi chườm

– Dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc làm mềm phân theo khuyến cáo của bác sĩ

– Hãy liên hệ với bác sĩ ngay trong trường hợp vết thương ngày càng đau, nóng và sưng đỏ hoặc dịch tiết có mủ.

Chất dịch âm đạo

Sau một vài tuần từ lúc sinh em bé, bạn sẽ thấy dịch tiết âm đạo xuất hiện, đó là sản dịch. Ban đầu, máu có màu đỏ tươi và tiết nhiều trong những ngày sau sinh. Về sau, lượng chất dịch sẽ giảm dần, lỏng hơn và chuyển dần từ màu hồng sang màu nâu, màu vàng và trắng.

Nếu thấy dịch tiết âm đạo có những bất thường sau, nên đến ngay bệnh viện:

– Máu âm đạo chảy ồ ạt

– Dịch tiết có mùi hôi nặng

– Sốt trên 38 độ C

– Sờ vào bụng thấy mềm

– Xuất hiện cơn co thắt

Bạn có thể sẽ cảm thấy các cơn co thắt xuất hiện trong vài ngày đầu sau sinh. Chúng giống như cơn chuột rút bạn thường gặp trong chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này là do các mạch máu trong tử cung nén lại để giúp ngăn ngừa chảy máu quá mức. Đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường nhưng nếu bạn quá đau nên báo cho bác sĩ.

Tất cả những dấu hiệu trên có thể cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng tử cung.

Chuyện đi tiểu

Khi các mô quanh bàng quang và niệu đạo sưng hoặc bầm tím, bạn sẽ bị khó tiểu. Bạn có thể tự giải quyết bằng cách nhờ người thân đổ nước trên âm hộ của bạn trong khi bạn đang ngồi trên bồn vệ sinh.

Nếu thấy các dấu hiệu sau, nên liên hệ các bác sĩ:

– Bạn có cảm giác mắc tiểu và tiểu liên tục

– Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

– Đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít

Mang thai và sinh nở làm căng các mô liên kết tại bàng quang và có thể làm tổn thương đến các dây thần kinh cũng như cơ bắp quanh bàng quang hoặc niệu đạo. Bạn có thể bị són tiểu khi ho, căng thẳng hay cười. Nhưng chúng sẽ dần chấm dứt theo thời gian. Trong thời gian đợi phục hồi, bạn có thể dùng băng vệ sinh và thực hành các bài tập Kegel.

Bệnh trĩ và đi ngoài

Nếu bị đau khi đi ngoài và bị sưng ở khu vực gần hậu môn, bạn có thể đã bị bệnh trĩ. Để làm dịu những cơn đau do trĩ cho đến khi điều trị dứt điểm, bạn có thể chườm lạnh tại chỗ đau hoặc rửa bằng nước ấm. Cách khác bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được cung cấp thuốc bôi trĩ phù hợp nhất trong giai đoạn cho con bú.  

Nếu bạn sợ làm tổn thương tầng sinh môn hoặc làm trĩ thêm trầm trọng, hãy thực hiện các phương pháp giúp làm mềm phân như: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc…) và uống thật nhiều nước. Ngoài ra, hãy hỏi thêm bác sĩ về những loại thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng nếu cần.

Một vấn đề có thể xảy ra với các mẹ sau sinh (sinh bằng ngã âm đạo) đó là mất khả năng kiểm soát chuyển động ruột (đi tiêu không tự chủ hay còn gọi là són phân). Với trường hợp này ở mức độ nhẹ, bài tập Kegel có thể giúp giảm triệu chứng. Nếu tình trạng ngày một trầm trọng hơn, bạn nên nhờ các bác sĩ can thiệp.

Theo Mayoclinic

Tags:

Bài viết liên quan