Mẹ&con- Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách không phải mẹ nào cũng làm đúng. Nhiều mẹ nghĩ rằng bé mới sinh chỉ có ăn, ngủ và “ị” nhưng trong vài ngày đầu mới sinh bé ăn bao nhiêu, ngủ như thế nào thì không phải mẹ nào cũng biết. Một bé sơ sinh bị bỏ rơi ở Phú Yên đang cần được nhận nuôi Ngắm bé sơ sinh văng khỏi bụng mẹ bụ bẫm, xinh xắn Xúc động mèo cứu bé sơ sinh khỏi chết rét

Bé mới sinh bú bao nhiêu là đủ?

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách điều đầu tiên mẹ phải biết đó là nhu cầu sữa của bé lúc mới sinh cần bao nhiêu là đủ? Trong những ngày đầu mới sinh,  dạ dạy của bé yêu còn rất nhỏ nên nhu cầu sữa cũng chưa nhiều lắm đâu mẹ nhé. Lúc này, thức ăn chính của bé là sữa mẹ, nếu mẹ không có đủ sữa có thể cho bé ăn sữa ngoài. Ban đầu, trung bình mỗi ngày, bé chỉ cần khoảng 30lm, sau đó tăng lên 60ml/ngày, cứ khoảng 2-3 tiếng cho bé bú một cữ, mỗi lần bú từ 10-15 phút.

Cách nhận biết bé đang đói:  Để nhận biết bé yêu đang khát sữa không khó. Một số bé sẽ khóc to, một số khác sẽ mút tay, mấp máy môi và quay đầu về hướng vú mẹ hoặc bình sữa.

Những ngày đầu mới sinh bé ăn ngủ, tắm rửa thế nào là hợp lý? 6Bé mới sinh bú từ 30ml- 60ml ngày. (Ảnh minh họa)

Trong những ngày đầu mới sinh, bé sẽ giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể, điều này là hoàn toàn bình thường. Mẹ không nên quá lo lắng mà “ép” bé ăn quá mức, điều này không hề tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Như mẹ đã biết, bé sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian của mình để ngủ. Ngủ đủ giấc là cách để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, đôi khi bé yêu sẽ mải ngủ mà quên ăn, lúc này mẹ phải nhẹ nhàng đánh thức bé dậy và khích lệ bé ăn. Hãy cố gắng trò chuyện với bé, làm trò để bé tỉnh táo trong lúc ăn, tránh tình trạng bé vừa ăn vừa ngủ dễ bị sặc sữa. Điều này, rất quan trọng vì nếu bé không chịu ăn sẽ khó lấy lại được cân nặng và tăng cân sau đó 2 tuần.

Cách nhận biết bé đã bú đủ:

– Bé ngậm và mút sữa tốt

– Bé ngủ ngon giấc sau mỗi cữ bú

– Bé đi tiểu nhiều lần sau mỗi cữ bú, khoảng 2-4 lần/ngày và có đi tiêu.

– Bé có dấu hiệu tăng cân đều khi bước sang tuần thứ 2 sau sinh.

Giúp bé ợ hơi đúng cách sau mỗi cữ bú

Sau mỗi cữ bú bé yêu thường bị ợ hơi, nếu không ợ được hơi bé sẽ khó chịu. Để giúp bé ợ hơi dễ dàng hơn mẹ nên:

– Bế bé đứng thẳng cao đầu, áp bé vào người mẹ, sau đó vỗ nhẹ vào lưng bé trước hoặc sau khi bú.

– Khi bú chú ý cho bé nằm đúng tư thế sao cho đầu chếch khoảng 15-30 độ để tránh bé bị sắc sữa gây nôn trớ. Bên cạnh đó, nên hạn chế cho bé nằm sấp, chèn quá nhiều thú bông hoặc gối sẽ khiến bé dễ bị ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

– Và nhớ, sau mỗi cữ bú nên giúp bé ợ hơi để tránh chướng bụng, khó chịu và nôn trớ.

Mới sinh bé “ị” bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

Số lần đi vệ sinh của bé nhiều hay ít phụ thuộc vào việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức. Với những bé bú sữa mẹ, số lân đi vệ sinh trong ngày khoảng 5 lần. Còn với những bé bú sữa ngoài chỉ từ 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc bé có được bú đủ lượng sữa mỗi ngày hay không.

Những ngày đầu mới sinh bé sẽ đi phân su, lỏng và nhão, thường có màu đen, không giống với người trưởng thành. Những bé bú sữa mẹ phân có màu lục nhạt, nâu nhạt hoặc màu mù tạt vàng. Còn bé bú sữa công thức phụ thuộc vào thành phần của sữa mà có màu sắc cũng khác nhau.

Tuy nhiên, nếu phân có bé có máu, hoặc chất nhầy trắng, sọc hoặc đốm màu đỏ điều này chứng tỏ bé đang gặp vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa. Mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán sớm.

Vài ngày đầu mới sinh bé ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Bé mới sinh hầu như dành phần đa thời gian của mình để ăn và ngủ. Trong những ngày đầu mới sinh, bé sẽ ngủ khoảng từ 16-18 tiếng/ngày. Mỗi lần ngủ thường kéo dài từ 2-4 giờ đồng hồ cả ngày lẫn đêm, sau đó bé sẽ thức dậy để ăn. Một số trường hợp bé không ngủ đủ giấc là do cơ thể gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, tiếng ồn cũng là nguyên nhân khiến bé không ngủ ngon giấc, giấc ngủ chập chờn.

Những ngày đầu mới sinh bé ăn ngủ, tắm rửa thế nào là hợp lý? 7Vài ngày đầu mới sinh bé ngủ từ 16-18 tiếng/ngày. (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Trẻ sơ sinh vẫn quen với hơi ấm trong bụng mẹ nên khi cho bé ngủ mẹ nhớ mặc ấm cho bé. Nhưng không nên quấn quá chặt, đồng thời nơi ngủ của bé phải loại bỏ chất lỏng, đồ chơi, gối, chăn… vì đây là những mối nguy có thể khiến bé ngạt thở, dẫn đến tử vong. Ngoài ra, mẹ cũng không đặt bé ngủ trên ghế, giường một mình mà nên đặt nằm trong nôi, cũi an toàn. Vì bé có thể lăn và rơi xuống đất rất nguy hiểm.

Khi bé ngủ thỉnh thoảng mẹ nhớ theo dõi thân nhiệt bé, nếu bé nóng nên nới lỏng chăn hoặc quần áo. Trường hợp bé có biểu hiện khò khè, khó thở mẹ có thể thay đổi tư thể của bé, kê cao đầu một chút, hoặc dùng dụng cụ hút mũi, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để thông mũi cho bé.

Tuy nhiên, khi bé xuất hiện các triệu chứng dưới đây mẹ phải nhanh chóng đưa con nhập viện để bác sĩ can thiệp sớm:

– Thở nhanh, gấp kèm co rút lồng ngực

– Cánh mũi phập phồng

– Thở khò khè 

– Tiếng thở phát ra to, âm thanh như tiếng huýt sáo

Mẹ đã tắm đúng cách cho bé mới sinh chưa?

Bé mới sinh làn da rất mỏng manh và sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch còn rất non nớt. Vì thế, khi tắm mẹ phải tắm nhanh, tắm bằng nước ấm và tuyệt đối không ngâm bé trong chậu tắm. Mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

Những ngày đầu mới sinh bé ăn ngủ, tắm rửa thế nào là hợp lý? 8Tắm cho bé sơ sinh mẹ không được nhúng cả người bé vào chậu tắm. (Ảnh minh họa)

– Khi tắm nhớ dùng băng gạc y tế băng vùng rốn bé, tránh để nước bắn vào rốn sẽ gây nhiễm trùng, khiến rốn lâu khô.

– Mẹ nên gội đầu, rửa mặt sau đó lau khô phần này.

– Tiếp đến dùng khăn mềm, nhúng nước ấm, vắt khô nước rồi lau nhẹ nhàng lên toàn bộ mình bé. Nhớ lau kỹ ở phần nếp gấp cổ, nách các kẽ chân kẽ tay mẹ nhé. Mẹ lau bụng trước, sau đó mới chuyển sang phần lưng. Sau khi tắm xong phần thân, mẹ dùng khăn mềm khô, lau khô người bé và mặc áo cho bé.

– Tiếp đến lau vùng dưới của bé, khi vệ sinh phần dưới mẹ chú ý tránh để nước bắn vào rốn bé nhé. Khi vệ sinh xong cũng lau khô bằng khăn mềm, sau đó mẹ bôi kem chống hăm rồi mới mặc bỉm cho bé. Trong thời gian rốn chưa rụng mẹ nên mặc bỉm phía dưới rốn bé thôi nhé. Vì nếu mặc qua rốn bé, vùng rốn dễ ẩm ướt, khiến rốn lâu rụng.

Lưu ý:  mẹ cần lưu ý khi rốn bé chưa rụng và khô hẳn, mẹ không được nhúng cả người bé vào trong chậu tắm.

– Nên cho bé tắm ở nơi kín đáo, tránh nơi gió lùa, ẩm thấp.

Tags:

Bài viết liên quan