1. Củ dền
Trong củ dền có chứa hàm lượng sắt dồi dào, giúp bổ máu. Chất betalains giúp cơ thể đào thải độc tố, tái tạo tế bào (đặc biệt là gan). Củ dền phát huy tác dụng tốt nhất khi ăn dưới dạng luộc.
2. Củ cải đỏ
Ăn quá nhiều củ cải đỏ có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Nhưng củ cải đó lại có chứa rất nhiều vitamin C có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa các vấn đề tiết niệu.
3. Củ su hào
Nếu bạn muốn có một bộ xương chắc khỏe, đừng bỏ qua su hào. Ngoài tốt cho xương, ăn su hào cũng rất có lợi cho phổi, tim và hệ tiêu hóa quá. Tương tự như củ dền, su hào phát huy tác dụng tốt nhất khi chúng ta ăn ở dạng luộc (hoặc ăn sống).
4. Khoai tây
Trong khoai tây có chứa rất nhiều vitamin C, E và B6. Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong khoai tây giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Khoai tây được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng tốt cho sức khỏe nhất vẫn là khoai tây luộc.
5. Gừng
Gừng có thể được xem là một loại “rễ cây” lành mạnh nhất trong số các loại rễ cây. Bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày sẽ làm giảm viêm nhiễm, giảm huyết áp và chống lại bệnh ung thư, tiểu đường.
6. Nghệ
Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích mà nghệ mang lại cho cơ thể như: Kháng viêm, chống ung thư, viêm loét dạ dày… Đối với chị em phụ nữ, nghệ còn được coi là một loại “thần dược” giúp chống lão hóa, ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn cho làn da tươi sáng, mịn màng hơn.
7. Khoai lang
Trong khoai lang có chứa đáng kể các loại vitamin B6, kali và chất xơ. Ngoài ra, hàm lượng beta carotene rất cần thiết cho sự phát triển thị lực. Bạn có thể chế biến khoai lang bằng một số cách như nướng, luộc hay nghiền nhuyễn làm bánh đều được.
Theo Boldsky