Gan động vật
Bé chỉ nên ăn gan động vật 1 lần mỗi tháng (Ảnh minh họa)
Con trong giai đoạn phát triển nên nhiều mẹ thường xuyên cho ăn gan động vật để bổ sung protein, chất sắt và nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết rằng, ngay cả với người lớn còn phải hạn chế ăn gan động vật. Bởi chúng chứa rất nhiều cholesterol, khi ăn nhiều sẽ làm lượng cholesterol trong máu tăng cao, tích lũy dần gây ra các bệnh về tim mạch. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên cho bé ăn gan động vật 1 lần/tháng là đủ cung cấp hàm lượng sắt cần thiết cho bé mà thôi.
Óc heo
Não lợn chứa nhiều cholesterol gây hại cho bé (Ảnh minh họa)
Các mẹ thường truyền tai nhau rằng, ăn nhiều óc heo bé sẽ thông minh, sáng mắt và cao lớn, khỏe mạnh. Từ suy nghĩ này, nhiều người đã vô tình hại con mà không hề hay biết. Óc heo tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của bé, thường xuyên cho bé ăn món này có thể dẫn đến béo phì, rối loạn nhịp tim, mỡ máu, đau đầu… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì trong óc heo có chứa một hàm lượng lớn cholesterol, khi hấp thụ vào sẽ làm gia tăng lượng cholesterol xấu trong máu.
Thịt cóc
Cho bé ăn thịt cóc “lợi một hại mười” (Ảnh minh họa)
Để bé ăn thịt cóc là bạn đang cho bé nhận “lợi một hại mười”. Tuy là thực phẩm bổ dưỡng, chống suy dinh dưỡng rất tốt nhưng nếu mẹ không cẩn thận trong khâu chế biến, món ăn này có thể trở thành một loại thuốc cực độc gây chết người. Bên cạnh đó, thực tế còn ghi nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc hoặc dị ứng như đau bụng, nôn mửa, nổi phát ban, ngứa ngáy khi ăn thịt cóc. Đó là chưa kể đến các trường hợp nhiễm “nhựa cóc” làm bé bị rối loạn thần kinh, khó thở, tim đập nhanh, chân tay tê dại, thậm chí ngừng thở và tử vong.
Nhân sâm
Nhân sâm có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không tốt cho trẻ em (Ảnh minh họa)
Nhân sâm là một loại dược liệu giàu vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Tuy nhiên, để bé dùng nhân sâm có thể dẫn đến một số tác dụng phụ mà đôi khi người lớn còn gặp phải nếu sử dụng quá liều như khó thở, ngứa, phát ban, mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn… Đặc biệt, đây là loại cây không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ còn vì chúng có thể gây nên tình trạng dậy thì sớm.
Một số lưu ý khi mẹ để tẩm bổ cho con tốt hơn
– Tránh làm theo những lời đồn thổi mù quáng, thiếu khoa học gây hại sức khỏe và sự phát triển tự nhiên của bé.
– Những món ăn lạ, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia rồi mới cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thử cho bé ăn một lượng nhỏ trước để xem cơ thể bé có bị dị ứng hay không.
– Cho trẻ ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng chỉ khiến bé phát ngán, chán ăn dẫn đến còi cọc hơn thôi. Vì vậy, chế độ ăn uống đa dạng với các loại chất xơ, chất đạm… có trong các loại rau củ quả, thịt cá vẫn thân thiện và tốt hơn cho bé.