Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình dọn dẹp, vận động. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Một số tập tục xưa trong Tết Đoan Ngọ
- Tục bôi rượu cho trẻ em: Ngày Tết Đoan Ngọ, trẻ em thường được bôi vôi hoặc rượu vào trán, thóp, rốn để trấn an.
- Mặc áo dấu cho trẻ em: Một số gia đình thường mang áo mới đến chùa, đình xin ấn son rồi mang về cho trẻ con mặc.
- Tục xâu lỗ tai cho bé gái trong ngày Tết Đoan Ngọ: Vừa để làm đẹp, vừa đánh dấu sự trưởng thành của bé gái.
- Tục nhuộm móng tay, móng chân: Vào đêm trước ngày 5-5 âm lịch, phụ nữ và trẻ em thường đi lấy lá móng về nhuộm móng tay, móng chân.
- Gội đầu xông nước lá thơm vào ngày Đoan Ngọ giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn, phụ nữ có mái tóc đen, dài, mượt.
- Tục đeo bùa ngũ sắc. Tết Đoan Ngọ, người lớn thường đeo cho các em nhỏ chùm bùa ngũ sắc ở cổ tay, cổ chân, với niềm tin rằng chỉ ngũ sắc ứng với ngũ hành sẽ có tác dụng trừ tà.
Những món ăn thú vị xung quanh ngày Tết Đoan Ngọ
- Bánh tro: Đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam.
- Rượu nếp hay cơm rượu: Là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ.
- Chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đỗ đen: Tiết trời đầu tháng 5 nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đỗ đen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
- Bún măng vịt: Trong ngày lễ “giết sâu bọ” ở nhiều địa phương của miền Trung, mọi người thường ăn thịt vịt.
- Chè trôi nước: Cũng là một món ăn không thể thiếu trong ngày này.
Sự khác nhau trong ngày Tết Đoan Ngọ của 3 miền
Dịp này, các gia đình thường chuẩn bị mâm thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên rồi sẽ ăn để bảo vệ sức khỏe.
- Miền Bắc: Thường sẽ có quả dưa hấu trên bàn cúng.
- Thanh Hóa vào đến Huế: Thường nấu xôi ăn với thịt vịt.
- Đà Nẵng đến Quảng Ngãi: Thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ.
- Cư dân nông thôn miền Nam: Thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc cúng tổ tiên rồi cả nhà quây quần cùng nhau ăn.
Mẹ&Con hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngày Tết Đoan Ngọ này.
Phước Thành (Tổng hợp)