Mẹ&Con – Bé mọc răng bị sốt kèm theo các dấu hiệu như quấy khóc, biếng ăn, sụt cân… khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy mẹ hãy “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm mà Mẹ&Con giới thiệu dưới đây để giúp con bớt sốt cũng như làm dịu cơn đau cho bé yêu nhé! Những điều mẹ cần nhớ khi hạ sốt cho trẻ mọc răng Lá hẹ giúp bé hạ sốt khi mọc răng 1.001 cách “đối phó” khi mọc răng khôn

Biểu hiện khi trẻ mọc răng

Những điều mẹ cần lưu ý khi bé mọc răng bị sốt 5

Bé mọc răng thường bị ngứa lợi nên rất thích cắm bất cứ thứ gì bé cầm được trong tay. (Ảnh minh họa)

Khi mọc răng, tính cách của bé cưng cũng thay đổi rất nhiều. Bé hay quấy khóc, khó ngủ và có khi còn làm nũng mẹ cả ngày. Trẻ có thể bị chảy nước dãi, sưng nề, biếng ăn, sụt cân. Bé mọc răng bị sốt thường có biểu hiệu sốt nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn khoảng trong 1-2 ngày. Thời điểm răng nhú lên, nhiệt độ của bé sẽ giảm dần. 

Chú ý: Nếu trẻ tiêu chảy nặng, sốt cao trên 39°C hay có hiện tượng ít đi tiểu, nôn ói, ho, chảy nước mũi đó không phải là dấu hiện của trẻ đang mọc răng. Lúc này cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Chăm sóc trẻ bị sốt khi mọc răng

– Nếu thấy nhiệt độ của trẻ gần 38ºC, tức là bé sốt vừa, còn trên 38ºC là sốt cao. Nếu bị sốt cao, tốt nhất mẹ nên đưa con đi khám sớm vì sốt cao có thể kéo theo một số dấu hiệu nguy hiểm như co giật, thiếu oxy não, thậm chí khiến bé bị hôn mê.

– Nếu bé sốt tới 38,5ºC trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. 

– Trường hợp bé mọc răng bị sốt, mẹ có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

– Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường. Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

– Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.

Chế độ ăn uống cho bé bị sốt khi mọc răng

Những điều mẹ cần lưu ý khi bé mọc răng bị sốt 6

Bé mọc răng bị sốt khiến mẹ đứng ngồi không yên. (Ảnh minh họa)

Giai đoạn mọc răng, mẹ sẽ không thể tránh khỏi những lo lắng khi thấy con biếng ăn, lâu dần bé bị sụt cân nghiêm trọng. Vì thế, vấn đề đầu tiên là mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.

Mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, không quá nóng mà cũng không quá lạnh vì như vậy sẽ không tốt cho răng, lợi của bé. Bổ sung canxi vào bữa ăn của con cũng là cách giúp xương cũng như hàm răng của con được chắc khỏe. Canxi có nhiều trong trứng, tôm, cua… Đồng thời khuyến khích bé vận động cơ thể nhằm kích thích ăn ngon hơn.

Ngoài ra, khi mọc răng bé thường hay ngứa lợi nên rất thích cắn, gặm. Mẹ có thể cho bé ăn các loại củ như cà rốt, củ đậu, bí xanh… đã nấu chín, cắt sao cho bé dễ cầm nắm.

Mách nhỏ: Theo kinh nghiệm dân gian, bé mọc răng bị sốt có thể dùng nước cốt lá hẹ chà xát vào nướu. Cách này làm bé bớt sốt và giảm đau nướu hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹ nên chú ý không để bé nuốt nhiều nước lá hẹ vì có thể gây ra những phản ứng tiêu cực do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này thông qua bài viết: Lá hẹ giúp bé hạ sốt khi mọc răng

Tags:

Bài viết liên quan