Mẹ&Con – Sốt mọc răng là phản ứng rất bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại hạ sốt cho con không đúng cách, thậm chí có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Hiểu được điều đó, Mẹ&Con mách mẹ cách hạ sốt mọc răng an toàn sau đây: 8 mẹo giảm đau cho bé khi mọc răng vừa dễ lại vừa nhanh Những loại thực phẩm phù hợp với bé thời kỳ mọc răng Lưu ý khi trẻ mọc răng

Biểu hiện bé sốt do mọc răng

moc-rang

Bé sắp mọc răng thích cắn, gặm những thứ xung quanh. (Ảnh minh họa)

Thông thường bé sẽ mọc răng khi đã được 6 tháng tuổi, nhưng tùy theo cơ địa mà có bé sẽ mọc răng sớm hoặc muộn hơn. Khi bị sốt do mọc răng, các bé thường:

– Chảy nhiều nước bọt, lợi sưng đỏ và thích cho tay hay một vật nào đó vào miệng để gặm.

– Có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, người mệt mỏi, ngủ ít hơn bình thường và ăn uống kém, thậm chí là sụt cân.

– Đi cầu phân loãng, sệt do hệ tiêu hóa của bé lúc này hơi kém.

Bé sốt do mọc răng thường kéo dài khoảng 2 – 3 ngày đến khi răng nhú lên, sau đó thì các triệu chứng ở trên sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Lưu ý: Để biết chắc chắn bé có bị sốt do mọc răng hay không, mẹ nên thăm khám bác sĩ, phòng trường hợp nhầm lẫn sốt mọc răng với sốt do các nguyên nhân khác.

Chăm sóc bé sốt do mọc răng

be-sot

Mẹ nên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Đầu tiên, khi bé bị sốt do mọc răng, mẹ nên dùng nhiệt kế kẹp vào nách và theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu chỉ số nhiệt kế vào khoảng 38°C, bé chỉ bị sốt vừa, trên 38°C là bé đang sốt cao và cần được đưa đi khám bác sĩ ngay.

Ngoài ra, khi bé sốt tầm 38,5°C mẹ có thể cho bé uống Paracetamol hạ sốt, liều lượng chỉ định 10 – 15 mg cho 1 kg cân nặng và mỗi 4-6 giờ cho bé dùng một lần. Trường hợp bé sốt vừa, mẹ không cần phải cho bé uống thuốc.

Mẹ có thể dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt khô và lau người bé. Bên cạnh đó, việc tăng cường cho bé bú cũng là điều quan trọng vào thời điểm này. Với các bé lớn hơn, mẹ nên bổ sung thêm nước lọc để tránh bị mất nước.

Một số bé bị sốt cao kèm co giật, mẹ nên dùng một chiếc khăn nhỏ, sạch, gấp lại và kẹp vào miệng của bé, tránh việc bé cắn vào lưỡi. Sau đó, nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ gần nhất để có cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, bé đi đại tiện nhiều nước, tiêu chảy và sốt kéo dài trên 3 – 4 ngày mẹ cũng nên đưa bé đi gặp bác sĩ sớm.

Để tránh nhiễm trùng vùng miệng do răng làm nướu nứt ra, mẹ thường xuyên dùng bông gạc lau sạch nước miếng chảy xung quanh miệng, làm sạch nướu sau khi bé bú hoặc ăn bằng cách dùng bông gạc nhúng nước sạch rồi quấn vào ngón tay, lau nhẹ nhàng vùng nướu của bé.

Sử dụng lá hẹ hạ sốt cho bé

la-he

Theo dân gian, nước cốt lá hẹ giúp bé giảm đau và sốt khi mọc răng. (Ảnh minh họa)

Lá hẹ có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian, bé sốt mọc răng có thể dùng nước cốt lá hẹ chà xát vào nướu có thể làm giảm đau đớn và sốt. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này mẹ nên chú ý không để bé nuốt nhiều nước lá hẹ vì có thể gây ra những phản ứng khó lường do hệ tiêu hóa của trẻ trẻ còn non yếu.

Dinh dưỡng cho bé sốt do mọc răng

Nếu bé vẫn đang trong thời kỳ bú mẹ, người mẹ nên ăn uống đa dạng và cung cấp những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Đối với các bé lớn hơn, mẹ nên cho bé dùng thức ăn xay nhuyễn để giúp bé dễ ăn và hỗ trợ cho sự phát triển của răng tốt hơn. Ngoài ra, bé mọc răng thường hay ngứa lợi nên rất thích cắn, gặm. Mẹ có thể cho bé ăn các loại củ như cà rốt, củ đậu, bí xanh… đã nấu chín, cắt sao cho bé dễ cầm nắm.

Tags:

Bài viết liên quan