Mẹ và Con - Tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian rất quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé sau này. Để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh thì mẹ đừng lơ là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai này.

Ba tháng đầu là thời gian rất quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé sau này. Để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh thì mẹ đừng lơ là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai này.

Vì sao cần lưu ý những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai?

3 tháng đầu mang thai hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn bé. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình huống xấu như sai lệch nhiễm sắc thể khi phân bào, dị dạng, tiền sử gia đình, sức khỏe cá nhân…

khám thai

Giai đoạn này thai nhi còn rất bé, thậm chí nhiều mẹ còn không phát hiện mình có thai. Lúc này, mọi việc mẹ làm hay những thực phẩm mẹ ăn uống đều có ảnh hưởng nhất định lên thai kỳ. Do đó, khi đã phát hiện có thai thì mẹ nhất định phải lưu ý những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai dưới đây.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Các loại rau củ quả cần kiêng trong 3 tháng đầu mang thai

Rau củ quả ở nước ta rất đa dạng. Do đó, một số loại rau trong danh sách kiêng cử cho bà bầu thường đến từ kinh nghiệm dân gian mà không phải nghiên cứu khoa học cụ thể. Nhìn chung, khi mang thai cần tránh những thực phẩm kích thích co bóp tử cung vì có thể dẫn tới sảy thai. Một số loại rau, quả mẹ nên tránh gồm:

  • Ngải cứu, rau sam, rau răm: các loại rau này có chất làm co thắt tử cung nên nếu ăn nhiều trong giai đoạn đầu thai kỳ gây nguy cơ sảy thai.
  • Rau ngót: Papaverin trong rau ngót tươi giúp giãn cơ trơn mạch máu, làm hạ huyết áp. Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu nên tránh dùng rau ngót, đặc biệt là rau ngót tươi hoặc sinh tố. Sau thời gian này thì có thể dùng với liều lượng hạn chế, tối đa 2-3 bữa/tuần và phải nấu chín.
  • Chùm ngây: chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
  • Nhãn, vải, na (một số nơi gọi là mãng cầu tây), các loại quả ngọt khác: gây tăng đường huyết, tăng khả năng mắc tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.
  • Đu đủ xanh: trong đu đủ xanh chứa Papain phá hủy tế bào phôi thai. Không chỉ thế, đu đủ xanh còn chứa nhiều prostaglandin và oxytocin là các chất gây co thắt tử cung đẩy thai nhi ra sớm.
  • Dứa (thơm): trong quả dứa có nhiều bromelain – cũng là một chất làm mềm tử cung, gây co bóp và tăng nguy cơ sảy thai. Đặc biệt những ai có sức khỏe nền kém hoặc tiền sử sảy thai thì nên tránh tuyệt đối loại quả này.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai 1

Một số thực phẩm cần tránh khác khi mang thai 3 tháng đầu

  • Vitamin A nguồn gốc động vật: Có nhiều trong gan và nội tạng. Các thực phẩm này thường không được khuyến khích bởi có nguy cơ gây dị tật, sảy thai.
  • Thủy hải sản nhiều thủy ngân: thủy ngân cực kỳ độc cho hệ thần kinh của thai nhi. Nhiều loại hải sản như thịt cá kiếm, cá thu, cá ngừ rất dễ nhiễm thủy ngân. Mẹ nên ưu tiên các cá béo nhiều omega-3 như cá hồi, cá da trơn, cá chép.
  • Mặn, ngọt, béo: Chế độ ăn quá mặn, ngọt hoặc nhiều chất béo đều không tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng quốc gia: Mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn 25g đường, 25g muối và 25g dầu ăn.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai: cần tránh uống gì?

  • Bia rượu: Khi mang thai mẹ uống gì thì em bé cũng được “uống” qua nhau thai – dây rốn do đó tác động tiêu cực lên sự phát triển của bé. Cụ thể, rượu bia có thể gây hại cho não và các cơ quan nội tạng, gây dị tật, sinh non thậm chí sảy thai, thai lưu. Nói chung các mẹ khi mang thai nên tránh xa bia rượu nhé.
  • Caffeine: Phụ nữ mang thai thường được khuyến nghị nên uống dưới 200mg caffeine mỗi ngày. Caffeine được cơ thể hấp thụ rất nhanh và dễ đi vào nhau thai. Trẻ sơ sinh lẫn nhau thai đều không có enzym chuyển hóa caffeine. Nên nếu mẹ uống nhiều thì cà phê dễ tích tụ trong cơ thể bé hạn chế quá trình phát triển dẫn tới tình trạng nhẹ cân khi sinh.
  • Nước ngọt có đường: nạp quá nhiều đường trong thai kỳ tăng nguy cơ tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ.
  • Sữa tươi chưa tiệt trùng: Thường chứa khuẩn Listeria mà hệ miễn dịch vốn đang yếu của mẹ bầu thường không chống lại nổi.

Có cần kiêng quan hệ khi mới mang thai không?

Vấn đề quan hệ khi mới mang thai có gây ảnh hưởng đến bé không, có dễ gây sảy thai không là điều rất nhiều mẹ quan tâm. Nếu mẹ có thai kỳ bình thường, không thuộc nhóm nguy cơ cao thì việc quan hệ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chỉ cần chọn tư thế quan hệ khi mang thai phù hợp và việc quan hệ hay không phải hoàn toàn do vợ quyết định. Việc quan hệ giúp gắn kết tình cảm, tâm lý mẹ thư thái thoải mái thì bé cũng phát triển khỏe khoắn hơn.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai 2

3 tháng đầu mang thai có thể sử dụng mỹ phẩm không?

Hiện nay có khá nhiều dòng mỹ phẩm cho bà bầu được sản xuất với công thức an toàn. Nếu bạn còn băn khoăn thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi chọn lựa.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai: cẩn trọng khi dùng thuốc

Trong 3 tháng đầu nói riêng và suốt thai kỳ nói chung, mẹ cần tránh tùy ý sử dụng thuốc. Không ít loại thuốc có tác dụng phụ tiêu cực lên thai nhi. Ngay cả thuốc có hướng dẫn sử dụng là dùng được khi mang thai thì mẹ cũng cần thăm khám, không tự điều trị dù là bệnh thông thường. Trường hợp mẹ muốn dùng thực phẩm chức năng thì mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Một vài lưu ý khác khi mang thai 3 tháng đầu

Bên cạnh những điều cần kiêng kỵ trên thì mẹ nhớ tránh xa khói thuốc lá. Mẹ hãy hạn chế các hoạt động có nguy cơ sảy thai như đạp xe, vận động mạnh, các tư thế nhón chân, đi cầu thang bộ hoặc mang giày cao gót. Ngoài ra thì mẹ đừng đứng hoặc ngồi quá lâu bởi dễ làm sưng gối, phù nề chân. Trường hợp công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi nhiều thì mẹ nhớ tranh thủ thời gian đi lại, nghỉ ngơi để hạn chế mệt mỏi.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai 3

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ cần nhớ. Tuy có không ít điều cần lưu ý nhưng mẹ hãy cố gắng để cả mẹ lẫn bé cưng đều thật khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

Bài viết liên quan