Mẹ&Con - Tuổi tác cùng những thay đổi của cơ thể tác động không nhỏ đến 'cô bé', kéo theo một vài sự thay đổi quan trọng so với tuổi dậy thì. Chỉ cần bạn nắm được những cột mốc quan trọng và chú ý cách chăm sóc thì việc thay đổi vùng kín không còn đáng lo ngại như nhiều người vẫn nghĩ. 4 thay đổi “vùng kín” sau sinh khiến mẹ bầu sốc Bạn đã chăm sóc vùng kín đúng cách? Cẩn thận khi tân trang “vùng kín”

Cột mốc tuổi 20

Nhiều chị em đang ở độ tuổi này cảm thấy hoang mang và lo lắng, không hiểu vì sao môi âm hộ (hay còn gọi là môi lớn)lúc đầu to ra nhưnglại dần trở nên mỏng đi. Thật ra điều này là hoàn toàn bình thường vì khi trưởng thành, lượng mỡ tích tụ dưới da sẽ giảm đi.

nhung-cot-moc-quan-trong-khien-vung-kin-thay-doi

Cột mốc tuổi 30

Ở tuổi này, “cô bé” sẽ có sự thay đổi về màu sắc, theo đó môi bé (gần âm đạo) bị sậm màu hơn, nguyên nhân là do nhiểu chị em có sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai hoặc do sự lão hóa của tuổi tác.

nhung-cot-moc-quan-trong-khien-vung-kin-thay-doi

Với những phụ nữ đã sinh con (sinh thường) thì tử cung sẽ có khả năng co giãn lớn hơn. Còn đối với phụ nữ sinh mổ thì những vết sẹo phẫu thuật này có thể sẽ gây đau hoặc gây cảm giác ngứa ngáy trong một thời gian dài.

Cột mộc tuổi 40

Ở tuổi này, lượng hormone trong cơ thể của các chị em sẽ có hướng suy giảm (bao gồm cả hormone estrogen) nên vùng kín vào giai đoạn này sẽ có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn ở nhiều các độ tuổi khác. Đồng thời, thành âm đạo cũng sẽ trở nên mỏng và khô hơn so với trước, gây cảm giác ngứa, rát và sưng tấy đỏ. Tuy nhiên, nếu duy trì hoạt động tình dục đều đặn, bạn có thể ngăn ngừa được các nguy cơ rắc rối này.

nhung-cot-moc-quan-trong-khien-vung-kin-thay-doi

Một thay đổi cũng rất dễ nhận ra ở độ tuổi này là chu kỳ kinh nguyệt ngắn dần và số ngày hành kinh dường như không kéo dài như trước. Điều này cũng chứng tỏ là cơ hội làm mẹ của các chị em đang dần bị thu hẹp và thường có xu hướng mãn kinh sau 50 tuổi.

Tags:

Bài viết liên quan