Mẹ&Con - Tết năm nay đã bước sang tuổi 29, song mỗi khi có anh chàng nào tán tỉnh và đặt vấn đề cưới hỏi, Phương Anh lại lắc đầu tỏ vẻ ngao ngán. 4 lý do khiến con gái thời hiện đại thích sống độc thân hơn lấy chồng Gian nan lấy chồng Hàn Nỗi khổ khi lấy chồng trẻ

Ngồi đối diện với chuyện viên tư vấn trong căn phòng nhỏ là một cô gái có ngoại hình khá xinh xắn, khuôn mặt trang điểm nhẹ nhàng với má lúm đồng tiền, trông cô trẻ trung hơn nhiều so với tuổi 29. Phương Anh cho biết từ thời còn đi học đã được rất nhiều chàng tán tỉnh. Mục tiêu đặt ra “học hành là trên hết, yêu đương xếp thứ hai” nên suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, cô chưa hề vướng bận chuyện tình cảm nam nữ. 

Mãi đến khi tốt nghiệp, trở thành giảng viên của một trường đại học lớn ở TP HCM, Phương Anh mới cho phép con tim mình được tự do rung động. Một thời gian ngắn sau, cô đón nhận tình yêu đầu đời với một anh chàng đồng nghiệp. “Ban đầu tình cảm nồng cháy lắm, cả 2 dự định sau khi ra trường 2 năm sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng giờ mình bận quá, nào là soạn giáo án giảng dạy, chấm điểm, nào là nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nên cuối cùng đành phải dời việc kết hôn thêm 3 năm nữa để mình lấy xong bằng thạc sĩ đã”, cô chống cằm tư lự.

Những cô gái xinh đẹp thành đạt không muốn lấy chồng 5

Ở tuổi gần băm này, nữ giảng viên xinh đẹp thừa nhận vấn đề mình gặp phải gần đây là hiện tượng “mất hứng thú với tình yêu”. Mặc dù giữa 2 người không hề có bất kỳ vấn đề gì xảy ra nhưng cảm xúc không còn nồng cháy như xưa. Hầu như mọi thói quen quan tâm, đi ăn cùng người yêu, gọi điện cho nhau mỗi tối, nhắn tin mỗi buổi sáng, cô đều làm như một cái máy mà không hề cảm thấy vui vẻ. Cảm giác háo hức hay bồn chồn chờ đợi một tin nhắn, cuộc gọi từ người yêu cũng chẳng còn nữa, thay vào đó là “ngán đến cận cổ”.

Hằng Lữ, cán bộ trẻ công tác tại một cơ quan bảo vệ pháp luật miền Đông Nam bộ thú thật, gần đây cô không còn cảm thấy hứng thú với chuyện hẹn hò nam nữ nên vẫn “ế trong tư thế ngẩng cao đầu”. 

Ngoại hình xinh xắn dễ thương, đã có bằng tốt nghiệp thạc sĩ Luật, Lữ được cấp trên đánh giá là có năng lực công tác giỏi, nằm trong diện quy hoạch cán bộ của cơ quan. Hiện nàng đã tậu được nhà đẹp, xe hơi và có cuộc sống tương đối ổn định. Điều duy nhất làm bố mẹ cô lo lắng chính là việc con gái rượu đã chuẩn bị bước sang tuổi “băm” mà không bận tâm gì đến chuyện trăm năm.

Lữ kể, trước đây từng có vài chàng trai lân la tìm hiểu làm quen nhưng rồi đành lặng lẽ rút lui bởi 2 lý do: Thứ nhất, vị trí công tác của cô hiện tại khiến họ e dè. Thứ hai, bản thân Lữ sau vài buổi hẹn hò không hề cảm thấy rung động trước sự nhiệt tình của các đấng mày râu. Thậm chí vì thói quen nghề nghiệp phân tích tâm lý, dự đoán được hành động tiếp theo của đối phương đã làm cho cô không còn cảm thấy thú vị khi họ cố tạo bất ngờ. 

Hằng Lữ thú thật: “Mọi người thưởng bảo con gái già kén kẹn hom nhưng thực ra mình chẳng kén chọn gì cả, chỉ là không mặn mà chuyện yêu đương thôi. Đôi lúc, nghĩ đến cảnh sau cả ngày làm việc ở cơ quan, về nhà lại phải nai lưng lo chuyện chồng con tự nhiên mình thấy tụt hết cả ham muốn”.

Theo thạc sĩ tâm lý Phạm Văn Sỹ, giảng viên ĐH Hoa Sen TP HCM,thông thường lứa tuổi yêu đương sôi nổi và nhanh chóng đi đến quyết định kết hôn là từ 20 đến 27. Tuy nhiên, khi qua ngưỡng đó, đa phần phụ nữ thành đạt sẽ chịu nhiều áp lực công việc, một số khác phải học nâng cao trình độ nên đành gác lại chuyện yêu đương. Cho đến khi mọi mục tiêu đã hoàn thành, họ lại quá quen với cuộc sống độc thân tự do tự tại nên đâm ra ngại lấy chồng.

Hiện tượng chán yêu thường xảy ra ở những người phụ nữ độ tuổi 28-30, có công việc và thu nhập ổn định. Trong lĩnh vực tình cảm họ đủ chín chắn, suy xét mọi bề. Nhất là khi cân nhắc được – mất giữa tình trạng hiện tại tự do với cuộc sống gia đình chồng con vướng bận, chị em có khuynh hướng chọn lối sống độc thân, thậm chí một số khác thích làm “single mom” hơn.

Những cô gái xinh đẹp thành đạt không muốn lấy chồng 6

Chị Khánh Trân, chủ một shop hoa tươi ở quận Phú Nhuận, TP HCM, cho biết, sau 3 lần tình cảm tan vỡ chị luôn dặn lòng kiểm soát cảm xúc để dành toàn tâm toàn lực cho công việc kinh doanh. Lúc đầu, chỉ tính lấy đó làm cứu cánh quên đi nỗi đau thất tình, song dần dà công việc thuận lợi, doanh thu liên tục tăng, sự cuốn hút của đồng tiền làm cho bà chủ trẻ không còn để tâm đến chuyện yêu đương nữa.

Đôi lúc Trân còn cảm thấy tiếc khi phải mất thời gian vào những buổi hẹn hò trai gái. Nhất là lúc chứng kiến những cô bạn đau khổ vì chuyện tình yêu, chị lại thấy mình thật may mắn khi không vướng vào những chuyện rắc rối không đáng có như thế.

“Ung dung, tự tại, thích làm thì làm, đi đâu thì đi còn gì sướng bằng. Đến một lúc nào đó, đàn ông Việt Nam sẽ dư thừa một lượng lớn, không thể kiếm được vợ, chẳng phải vì nguyên nhân mất cân bằng giới tình mà chỉ vì những phụ nữ như tôi thấy chẳng cần thiết phải có các ông ấy làm gì”, Khánh Trân lém lỉnh nói.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, nhà tâm lý Phạm Văn Sỹ cho rằng, việc lựa chọn cuộc sống độc thân hay lập gia đình là sở thích của mỗi người. Pháp luật cũng cho phép mỗi cá nhân có quyền lựa chọn cách sống cho mình miễn sao không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. 

Theo ông, xã hội cần có cái nhìn thoáng hơn đối với những người phụ nữ độc thân hay làm mẹ đơn thân bởi suy cho cùng hạnh phúc là được làm những gì mình yêu thích. “Chỉ có một vấn đề duy nhất cần lưu ý làcuộc sống một mình sẽ có rất nhiều khó khăn phải, nhất là lúc về già. Trên thực tế có nhiều phụ nữ chọn sống độc thân đến tuổi xế chiều lại tủi thân, buồn chán trong cảnh lẻ coi cô độc không có chồng con bên cạnh chăm sóc. Do đó trước khi quyết định lựa chọn lối sống nào, chị em hãy suy nghĩ thật cẩn trọng để tránh phải hối tiếc”, ông Sỹ nhắn nhủ.

Tags:

Bài viết liên quan