Con người chúng ta có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu và nếu nhịn tiểu lâu có hại như thế nào với sức khỏe? Liệu nhịn tiểu lâu bị đau bụng có đúng hay không? Hãy xem chuyên gia giải đáp thế nào về những thắc mắc này bạn nhé!
Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào?
Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích chúng ta không nên nhịn tiểu bởi khi nhịn tiểu, chúng ta sẽ giữ cho bàng quang căng đầy trong thời gian dài. Lúc này, bàng quang sẽ phải giãn ra và khiến các cơ vòng bên ngoài cũng giãn ra theo.
Việc nhịn tiểu liên tục có thể khiến cơ bàng quang suy yếu, cơ vòng mất kiểm soát, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như són tiểu, tiểu không kiểm soát, bí tiểu,…
Cụ thể, hãy cùng tìm hiểu xem nhịn tiểu lâu có hại như thế nào bạn nhé!
Tiểu không kiểm soát
Vì sao không nên nhịn tiểu lâu? Bởi nếu chúng ta liên tục nhịn tiểu mỗi khi cảm thấy mắc tiểu thì lâu dài, cơ thể sẽ mất đi phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ. Tình trạng nhịn tiểu kéo dài này còn có thể gây tổn thương cơ sàn chậu, từ đó dẫn đến són tiểu bởi cơ sàn chậu giữ cho niệu đạo đóng để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài không còn hoạt động hiệu quả nữa.
Bị són tiểu, tiểu dắt không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng vẫn gây nên nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống của chúng ta. Do đó, tốt nhất đã biết nhịn tiểu lâu có hại như thế nào thì nên hạn chế tối đa để tránh bị són tiểu bạn nhé!
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một hệ lụy mà bạn có thể gặp phải nếu nhịn tiểu quá lâu, thường xuyên nhịn tiểu. Nước tiểu chứa vi khuẩn có thể đi ngược vào bên trong, xâm nhập niệu đạo và bàng quang dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính, viêm niệu đạo tái phát gây hẹp niệu đạo, nhiễm trùng huyết,…
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gặp các triệu chứng như: nước tiểu đục hoặc có máu, nước tiểu nặng mùi, cảm thấy đau và nóng rát khi đi tiểu, đau vùng chậu ở nữ giới, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, sốt,…
Viêm bàng quang kẽ
Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Vì sao nói nhịn tiểu lâu bị đau bụng?
Trong trường hợp bạn có thói quen nhịn tiểu thì bạn có thể gặp hội chứng đau bàng quang hay còn được gọi là viêm bàng quang kẽ. Lúc này, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn nhưng lượng nước tiểu lại ít hơn.
Bệnh viêm bàng quang kẽ có thể khiến người bệnh buồn tiểu, muốn đi tiểu liên tục. Ngoài ra, đau bụng cũng là một biểu hiện của tình trạng viêm bàng quang kẽ nếu bạn nhịn tiểu quá nhiều.
Sỏi thận
Bạn thắc mắc nhịn tiểu có sao không, nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, người có thói quen nhịn tiểu thường xuyên sẽ đối mặt với nguy cơ bị sỏi thận – có những tinh thể rắn với kích thước khác nhau bên trong thận.
Các dấu hiệu thường thấy của người bị bệnh sỏi thận bao gồm có cơn đau quặn ở vị trí thận (cơn đau sẽ xảy ra ở vùng hố thắt lưng một bên rồi dần lan ra phía trước, xuống dưới), tiểu ra máu, tắc đường tiểu,…
Suy thận
Không nên nhịn tiểu quá lâu bởi nhịn tiểu có thể dẫn đến suy thận – tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Dựa trên cơ chế bệnh, có thể phân loại suy thận thành 5 loại khác nhau, bao gồm:
- Suy thận cấp tính trước thận
- Suy thận cấp tính tại thận
- Suy thận mạn tính trước thận
- Suy thận mạn tính tại thận
- Suy thận mạn tính sau thận
Những dấu hiệu thường thấy của người bị suy thận bao gồm: tiểu ít, sưng phù tay chân, khó thở, đau hoặc nặng ngực, khó thở không rõ nguyên nhân, kém ăn, sụt cân, buồn nôn dai dẳng,…
Giảm ham muốn tình dục
Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Nếu bạn không muốn bị suy giảm ham muốn tình dục thì tốt nhất nên hạn chế việc nhịn tiểu tối đa bạn nhé! Tình trạng giảm ham muốn do nhịn tiểu có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới.
Theo đó, với nam giới, việc nhịn tiểu gây ức chế thần kinh, dẫn đến rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, đau khi xuất tinh,… Còn nhịn tiểu lâu có hại như thế nào với nữ giới? Lúc này, vùng xương chậu và cổ tử cung của bạn sẽ chịu một áp lực lực khiến bạn không còn cảm thấy hưng phấn mỗi khi quan hệ.
Vỡ bàng quang
Tại sao không nên nhịn tiểu lâu? Bởi việc nhịn tiểu lâu có thể dẫn đến vỡ bàng quang – một trường hợp tuy hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Khi bị vỡ bàng quang, nước tiểu sẽ tràn vào ổ bụng. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể dẫn đến viêm tấy vùng tiểu khung, viêm phúc mạc, viêm xương chậu,… hay tử vong.
Những người thường xuyên sử dụng bia rượu và ngồi lâu, không đi vệ sinh khi đã mắc,… sẽ có nguy cơ bị vỡ bàng quang cao hơn.
Nhịn tiểu “không tự nguyện” do bệnh lý
Dù biết được nhịn tiểu lâu có hại như thế nào nhưng một số người vẫn không thể đi tiểu ngay khi có “tín hiệu”. Điều này do các vấn đề sức khỏe như rối loạn chức năng thận, yếu cơ bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến,… khiến nước tiểu bị giữ lại bên trong bàng quang.
Không phải trường hợp nào cũng có dấu hiệu bệnh nên đôi khi chúng ta không thể biết được mình đang bị nhịn tiểu bị động, dẫn đến các hậu quả không mong muốn.
Có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu? Nhịn tiểu bao lâu thì có hại?
Thông thường, bàng quang của một người trưởng thành có thể chứa được từ 400 – 600 ml nước. Tuy nhiên, vì bàng quang có chức năng co giãn nên có thể tăng giới hạn lên đến 800 ml. Khi bàng quang đầy, chúng sẽ phát tín hiệu cho não bộ. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu.
Tùy theo từng người mà “dung tích” bàng quang cũng có thể khác nhau. Bàng quang của một số người có thể chứa lượng nước tiểu lên đến 1500 ml. Và với nam giới, khi lượng nước tiểu đầy khoảng 200 – 300 ml thì não sẽ phát ra tín hiệu cần đi tiểu trong khi ở phụ nữ thì lượng nước tiểu từ 250 – 350 ml mới khiến bạn cảm thấy mắc tiểu.
Bạn đã biết nhịn tiểu lâu có hại như thế nào nhưng nhịn tiểu bao lâu thì được tính là nhịn tiểu lâu? Không có một đáp án cụ thể cho câu hỏi này. Tuy nhiên, nhịn tiểu càng lâu thì càng có hại. Do đó, tốt nhất nên đi tiểu mỗi khi có cảm giác mắc tiểu bạn nhé!
Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Mẹ và Con đã cùng bạn khám phá câu trả lời cho thắc mắc này. Nhìn chung, để tránh các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe thì nên đi tiểu kịp thời, không cố gắng để nhịn tiểu.