Mẹ&Con – Nhìn vào sự thay đổi màu sắc lòng bàn chân, móng chân, bạn sẽ có thể tự chẩn đoán một số bệnh cho mình. Thật thú vị và hữu ích phải không nào! Một vài nguyên liệu tự nhiên chăm sóc đôi bàn chân trắng hồng mềm mịn Nhận biết 'báo hiệu' bệnh kịp thời từ móng tay, móng chân của bé đấy mẹ! Bí quyết chọn giày cho bàn chân khỏe

Màu sắc lòng bàn chân

Nhìn chân đoán... bệnh 5

Lòng bàn chân có màu vàng có thể là biểu hiện của bệnh gan. (Ảnh minh họa)

Đông y thường chẩn đoán tình trạng sức khỏe dựa vào ngũ sắc. Ngũ sắc bao gồm đỏ, xanh, vàng, trắng, đen. Theo Đông y, nếu lòng bàn chân hơi ửng đỏ, hiện ra rõ ràng thì khả năng cơ thể của bạn đang bị nhiệt (nóng). Nếu có màu xanh thì khả năng là bị hàn (lạnh).

Trong trường hợp lòng bàn chân có màu vàng, nhiều khả năng bạn mắc các bệnh về gan. Nếu cơ thể bạn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu, lòng bàn chân sẽ trắng bệch. Lòng bàn chân xuất hiện màu tím nhạt hoặc thâm đen, đây có thể là biểu hiện của chức năng tuần hoàn máu kém.

Vì thế, khi phát hiện lòng bàn chân có sự biến đổi màu sắc bất thường như trên, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời nhé.

Nhiệt độ bàn chân

Nếu bàn chân dễ bị lạnh, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có tính ấm như thịt dê, tỏi, gừng để nâng cao khả năng chịu lạnh. Ngược lại, nếu gan bàn chân nóng, bạn hãy bổ sung những thực phẩm có tính lạnh như đậu xanh, bí đao, thịt nạc…  và ăn ít thực phẩm có tính nóng như thịt dê, rau hẹ, ớt…

Móng chân

Nhìn chân đoán... bệnh 6

Nhìn vào màu sắc móng chân để đoán tình trạng sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Móng chân có màu hồng nhạt, phần trắng hình bán nguyệt chiếm khoảng 1/5 chiều dài móng chân, đó là người khỏe mạnh. Nếu móng chân có màu trắng bệch, rất có thể bạn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu. Vì vậy, hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt như thịt bò, cây họ đậu, hàu, hạt mè, rau bina…

Khi thấy móng chân xuất hiện các đường kẻ sọc, bạn có dấu hiệu của cơ thể bị suy nhược, khả năng phòng bệnh kém. Bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hiện tại, tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, thường xuyên tập luyện thể dục, tránh ngồi quá lâu một tư thế hoặc ngồi nhiều.

Mách nhỏ

Đứng thẳng hoặc ngồi, hai chân chạm đất, rộng ngang vai, các ngón chân quặp lại rồi thả lỏng. Đồng thời, luyện thói quen dùng ngón chân để kẹp đồ vật. Sau đó đưa ngón chân lên xuống nhiều lần, kết hợp xoa bóp ngón chân sẽ kích thích các huyệt vị ở chân, giúp nâng cao sức khỏe rất hữu hiệu.

Tags:

Bài viết liên quan