Mẹ&Con – Bên cạnh phải chịu nhiều đau đớn, lo lắng, áp lực trong quá trình “vượt cạn”, người phụ nữ còn phải đối mặt với vấn đề tai biến sản khoa. Trong số đó có nhiễm trùng hậu sản, một vấn đề mà các mẹ cần phải lưu tâm. 10 cách tự nhiên chữa nhiễm trùng tai chỉ 1 ngày nè mẹ ơi! Tháng sau sinh: Coi chừng nhiễm trùng hậu sản Sản phụ cần chú ý hết sức với những dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh

Nhiễm trùng hậu sản dễ khiến sản phụ tử vong 4

Ảnh minh họa

Nhiễm trùng hậu sản thường xảy ra với các trường hợp mẹ bầu chuyển dạ lâu, vỡ ối sớm, bế sản dịch… Nguy cơ tử vong là rất cao. Dưới đây là 5 biến chứng dễ xảy ra trong lúc mang thai, chuyển dạ, hạ sinh.

– Băng huyết sau sinh: Thai phụ chảy máu nhiều, người khỏe mạnh bình thường có thể mất 500ml máu.

– Sản giật: Mẹ bầu tăng huyết áp trong thai kỳ (tiền sản giật), không kiểm soát tốt gây co giật sau sinh.

– Vỡ tử cung: Tử cung vỡ, làm thông thương buồng tử cung với ổ bụng thai phụ.

– Uốn ván rốn trẻ sơ sinh: Do không vô trùng trong khi cắt rốn, mẹ không tiêm vắc xin ngừa uốn ván.

Nhiễm trùng hậu sản:Nhiễm trùng đường sinh dục xảy ra trong 6 tuần đầu sau sinh thường, đẻ mổ.

Trong 5 biến chứng, nhiễm trùng hậu sản là trường hợp mà các sản phụ dễ gặp, thường kéo dài và có nguy cơ tử vong cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do nhóm liên cầu trùng, trực trùng đường ruột, tụ cầu trùng, vi trùng yếm khí xâm nhập vào cơ thể qua đường máu, cổ tử cung hoặc các tổn thương sinh dục khi sinh. Trong khi đó, sản dịch chính là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho vi trùng phát triển mạnh hơn.

Dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản dễ khiến sản phụ tử vong 5

Cần đến gặp bác sĩ khi phát hiện có các triệu chứng như đau bụng dưới, dịch ở vùng kín có mùi hôi… (Ảnh minh họa)

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết là đau bụng dưới, sau đó lan dần lên vùng bụng trên rồi đau toàn vùng bụng. Kèm theo triệu chứng sốt 38ºC, ớn lạnh, rét run, dịch ở vùng kín có mùi hôi, rối loạn tiểu tiện. Thậm chí, vết khâu tầng sinh môn hoặc đường mổ ở thành bụng bị sưng đỏ, đau, chảy mủ, ấn bụng dưới thấy đau…

Đối với các trường hợp nặng, bệnh tiến triển thành nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng dễ dẫn đến tử vong. Sản phụ lơ mơ, vã mồ hôi, da tím hoặc nổi bông tím, không có hoặc rất ít nước tiểu, vàng mắt và da, chảy máu không cầm được, tụt huyết áp, mạch nhanh…

Phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản

Mặc dù biến chứng nhiễm trùng hậu sản nguy hiểm nhưng sản phụ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách:

– Trước khi mang thai, chị em nên đi khám phụ khoa và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu bị viêm nhiễm phụ và nội khoa (thiếu máu, tiểu đường, suy dinh dưỡng, tim mạch) cần được điều trị ổn định.

– Khi mang thai, thai phụ nên khám thai theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường, tăng huyết áp…

– Sau khi sinh, chị em cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem, vận động đi lại sớm. Lưu ý, phải luôn vệ sinh và giữ khô sạch vùng kín, vết khâu tầng sinh môn, đường mổ thành bụng.

Tags:

Bài viết liên quan