Mẹ&Con – Nhau thai bám mặt trước thông thường là trường hợp khá an toàn, song nó cũng có một số hạn chế có thể bạn chưa biết.

Nhau thai bám mặt trước là gì? Những hạn chế khi mẹ bị nhau thai bám mặt trước? Mẹ&Con sẽ giải đáp ở bài viết dưới đây.

Hiểu một cách đơn giản nhất, nhau thai bám mặt trước có nghĩa là nhau thai nằm ngay phía trước đầu bào thai.

Thông thường, trong khoảng tuần thai thứ 22 mẹ sẽ bắt đầu nghe tiếng thai máy. Nhưng trong trường hợp nhau thai bám mặt trước kể trên, có thể phải tuần thứ 24, 25 mẹ mới bắt đầu được nghe tiếng bé yêu đạp trong bụng.

Quá 25 tuần, nếu vẫn chưa nghe tiếng bé đạp mẹ hãy tới trao đổi cùng bác sĩ nhé!

Mẹ bầu có thể dễ dàng biết được vị trí nhau thai thông qua siêu âm bằng đầu dò âm đạo, bắt đầu từ tuần 11 của thai kỳ.

 

Nhau thai bám mặt trước, đừng lơ là 3

Nhau thai bám mặt trước và nhau thai bám mặt sau. (Ảnh minh họa)

Nói về vị trí, có 4 vị trí là những vị trí bình thường và 3 vị trí bị coi là nguy hiểm khi nhau thai bám vào phát triển.

Bốn vị trí bình thường:

1. Nhau bám mặt trước 
2. Nhau bám mặt sau 
3. Nhau bám ở phía trên thành tử cung
4. Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung

Ba vị trí nguy hiểm:

1. Nhau tiền đạo
– Mẹ bị nhau tiền đạo có thể xuất huyết âm đạo, gây chảy máu nặng. Tỷ lệ tử vong của trẻ khi mẹ bị nhau tiền đạo khoảng 30 – 40%.

2. Nhau cài răng lược
– Phần lớn mẹ bị nhau cài răng lược sẽ bị sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, trong quá trình bóc tách nhau thai mẹ cũng bị tổn thương tử cung và các cơ quan sinh sản khác. Tỷ lệ nhau cài răng lược ở mẹ bầu là 1/2500.

3. Nhau bám thấp
– Có thể nói, nhau bám thấp là một phần của nhau tiền đạo. Mẹ bị nhau bám thấp rất có khả năng sinh mổ. Bên cạnh đó thì nguy cơ sảy thai và sinh non cũng khá cao. Tuy nhiên, trong cái rủi cũng có cái may là vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian.

Hầu hết nhau thai bám mặt trước được coi là trường hợp khá lành tính. Song có một vài lưu ý mẹ nên biết:

– Mẹ bị nhau thai bám mặt trước sẽ thường sinh con có cân nặng vượt trội, và thường là con gái.
– Tư thế ngủ trong thời gian và nhóm máu có thể quyết định tới vị trí nhau thai. Mẹ bầu mang nhóm máu 0 có nguy cơ bị nhau thai bám mặt trước cao hơn.
– Tình huống không mong đợi mẹ có thể gặp phải: Tiểu đường, huyết áp tăng, thậm chí bào thai kém phát triển và không loại trừ trường hợp mẹ phải sinh mổ do cơn đau kéo dài với cường độ mạnh hay hậu sản, xuất huyết sau sinh.

Một lần vượt cạn tức một lần mẹ phải đối đầu với cửa tử. Những rủi ro trong quá trình sinh nở là điều không ai mong muốn, và tuy vẫn còn mang những hạn chế song nhau thai bám mặt trước là một trong những trường hợp an toàn nhất cho thai phụ. Những nguy cơ có thể xảy ra chỉ là thứ yếu, mẹ đừng nên quá lo lắng. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời nhé!

Bài viết liên quan