Mẹ&Con – Bước vào tuần đầu tiên của tháng thứ 6 trong số 40 tuần thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ bị giãn tĩnh mạch ở chân, âm hộ hoặc trực tràng…
Tuần 21 của thai kỳ
Ngày thai thứ 141 – 147 (ngày 155 – 161 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Đặt ngón tay vào vị trí trên rốn, cách 1.2 cm mẹ có thể sẽ cảm nhận được tử cung của mình. Ở tuần thứ 21 trong tổng số 40 tuần thai kỳ, đại đa số mọi người đều nhận ra bạn đang mang thai.
Nếu mẹ thấy cẳng chân và bàn chân của mình sưng lên vào cuối ngày, nên hạn chế đi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài, hãy cố gắng ngồi nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu mẹ đang chật vật với làn da bóng nhờn hoặc chi chít mụn trên mặt, lưng… hãy rửa mặt nhẹ nhàng bằng nước rửa mặt phù hợp 2 lần/ ngày. Tất nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong thời kì “nhạy cảm” này.
Nhiều bà bầu thích giai đoạn này của thai kỳ nhất. Đây là giai đoạn lý tưởng bởi trước đó mẹ đã trải qua rất nhiều các triệu chứng mang thai sớm, cũng như thân hình chưa quá khổ tới mức cảm thấy khó chịu. Cố gắng thư giãn trong thời gian này và tận hưởng việc mang thai, mẹ nhé.
Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?
Tuần thứ 21 trong số 40 tuần thai kỳ, mí mắt của em bé đã hoàn toàn hình thành. Bé đang rất “bận rộn” di chuyển xung quanh bụng mẹ và nuốt nước ối. Mẹ có thể cảm nhận từng nhịp thai máy của bé và đã nhận ra rằng, bé không nhất thiết phải cùng lịch trình với bạn. Ví dụ như khi mẹ ngủ, bé thức và ngược lại chẳng hạn.
Đường tiêu hóa của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Nếu mẹ mang thai bé gái, âm đạo của công chúa bé nhỏ đã hình thành đầy đủ và sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi bé ra đời.
Kích thước của em bé
Trước đó, chiều dài của bé được tính từ đỉnh đầu đến phần dưới cùng (cách đo CRL) còn bây giờ, chiều dài của bé được đo từ đỉnh đầu đến gót chân (cách đo CHL). Tuần thứ 21 trong số 40 tuần thai kỳ, em bé của mẹ đã phát triển dài hơn 21,5 cm và nặng khoảng 340 gram.
Em bé trong bụng mẹ vào tuần thứ 21. (Ảnh minh họa)
Những việc mẹ nên làm lúc này
Quá trình tăng cân trong thai kỳ sẽ làm mẹ xuất hiện hiện tượng giãn tĩnh mạch. Đừng quá lo lắng, đây là điều phổ biến trong thai kỳ mà hầu hết thai phụ đều mắc phải. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân, nhưng cũng có thể xảy ra trong âm hộ và trực tràng. Áp lực của tử cung đang phát triển và lưu lượng máu thay đổi là nguyên nhân làm tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn.
Một số người khác tĩnh mạch bị sưng. Vết sưng thường sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng vết giãn tĩnh mạch giãn thường sẽ không biến mất hoàn toàn. Hãy chăm chỉ tập thể dục nhẹ nhàng. Hãy ăn uống điều độ để duy trì một vóc dáng cân đối, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang bầu. và tránh mặc quần áo quá chật, làm cản trở sự lưu thông của các mạch máu mẹ bầu nhé!
Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng bàng quang là hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. UTI thường phổ biến hơn trong thời gian mang thai do những thay đổi trong đường tiết niệu, nhất là ở tuần thứ 21 trong số 40 tuần thai kỳ. Tử cung nằm ngay trên đầu của bàng quang, khi tử cung phát triển, trọng lượng gia tăng của nó có thể ngăn chặn sự thoát nước tiểu từ bàng quang gây nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng thận.
Mẹ có thể giảm khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách:
- Uống 6-8 ly nước mỗi ngày và nước ép cây nam việt quất không đường thường xuyên
- Sau khi đi tiểu, lau từ trước ra sau, tránh không lau từ phía hậu môn lại vì như thế vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập
- Đi tiểu trước và sau khi giao hợp
- Tránh mặc quần bó
- Sử dụng quần lót thấm hút tốt, khô thoáng.
Lời khuyên cho các ông bố
Liệu các ông bố có biết, chính họ là người có khả năng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở vợ mình? Nhiễm trùng đường tiết niệu phát triển do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong đường tiết niệu, ngay trên vùng âm đạo. Điều này xảy ra trong quá trình quan hệ tình dục.
Bố có thể khiến vi khuẩn không xâm nhập vào đường tiết niệu bằng cách tắm trước khi quan hệ tình dục, khuyến khích vợ của mình đi tiểu trước và sau khi giao hợp. Những hành vi nhỏ này sẽ giúp bà bầu tránh được các cơn đau khó chịu do nhiễm trùng đường tiết niệu đấy.