Mẹ&Con – Thực phẩm, nước giải khát, các mẩu sơn như sơn cửa, sơn tường,… là những tác nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm độc chì. Một vài điều sau đây sẽ có ích cho mẹ trong việc phát hiện cũng như phòng ngừa nhiễm độc chì cho trẻ. Nhận biết da bị nhiễm độc kim loại có trong các loại mỹ phẩm Những hình ảnh đáng sợ khi trẻ bị nhiễm độc chì Chưa phát hiện nước ngọt C2, Rồng Đỏ nhiễm chì vượt ngưỡng

Nhiễm độc chì lây lan qua những đường nào?

Nhận biết và phòng tránh nhiễm độc chì cho bé 5

Không cho trẻ ngậm đồ chơi (Ảnh minh họa)

Qua đường hô hấp: Việc hít thở không khí nhiễm chì sẽ đưa kim loại này vào cơ thể, chủ yếu ở phổi và máu. Các mẩu sơn dễ bị bong tróc mỗi khi mẹ đóng, mở cửa hoặc tường bị sứt nẻ, đây chính là lúc chì phân tán trong không khí nhanh nhất.

Qua đường ăn uống: Chì không ngấm trực tiếp qua da nhưng khi các mẩu sơn dính vào tay, nguy cơ bé bị nhiễm độc chì là rất cao, bởi bé có thể mút tay khiến cơ thể tích tụ các độc tố. Một số loại thực phẩm, nước uống bị nhiễm chì hoặc chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng quy định. Ngoài ra, một số loại thuốc không rõ nguồn gốc có chứa chì như thuốc cam, không ít bé phải nhập viện vì ngộ độc chì do thuốc cam chủ yếu dưới 3 tuổi, thậm chí có bé 1 tháng tuổi.

Qua các vết thương hở: Khi các độc tố xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, các độc tố sẽ tích tụ lâu năm trong răng và xương của bé.

Biểu hiện trẻ ngộ độc chì

Ngộ độc chì khiến trẻ có những bất thường về thể lực và trí tuệ. Gây cản trở tới quá trình học tập, thường xuyên cáu kỉnh, sụt cân, chán ăn, hay mệt mỏi và đau bụng, táo bón. Nếu trường hợp bé bị nặng, có thể giảm khả năng nghe, bị thiếu máu, co giật và hôn mê.

Tác hại khi bé bị nhiễm độc chì

Nhận biết và phòng tránh nhiễm độc chì cho bé 6

Tác hại khi trẻ bị nhiễm độc chì (Ảnh minh họa)

Một khi trẻ bị phơi nhiễm chì sẽ gây hại đến các cơ quan trong cơ thể bé, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ. Nhiễm độc chì dẫn đến việc giảm chỉ số IQ, mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, ảnh hưởng đến thính giác và làm tổn thương các dây thần kinh. Ngộ độc chì cấp tính có thể gây co giật, mất khả năng vận động, hôn mê, dễ kích ứng và tử vong.

Đồng thời, nhiễm độc chì còn hạn chế sự phát triển của xương và răng. Ngoài ra, tạo nên những cơn đau dạ dày, thoái hóa sụn xương, thiếu máu, suy thận và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Cách phòng tránh

– Không dùng các loại son, mỹ phẩm chứa hàm lượng chì cao hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc trong quá trình mang thai, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé sau này.

– Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bán ghế với khăn ướt.

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn hoặc sau khi trẻ vừa chơi, tiếp xúc trực tiếp với đất, các đồ chơi được đánh bóng, được sơn bằng các sản phẩm gốc chì.

– Không để bé liếm, gặm hoặc mút những vật dụng xung quanh có bề mặt sơn như đồ nội thất, cũi, đồ chơi sơn màu, chấn song cửa sổ…

– Tránh đưa trẻ đến gần những khu vực có nguy cơ nhiễm độc chì cao như bãi rác.

– Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, canxi như sữa, sữa chua, pho mát, rau xanh trong bữa ăn để giúp bé “chống chọi” lại lượng chì nhiễm trong cơ thể. Ngoài ra, “nạp” thêm cho bé các loại nước ép trái cây chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, nhằm giảm thiểu sự hấp thụ của chì từ dạ dày vào máu.

– Tắm rửa, thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ nếu bạn làm việc trong môi trường có chì.

– Dùng nước máy trực tiếp hoặc nước tinh khiết để pha sữa và nấu ăn cho trẻ.

– Mẹ cần chú ý trong việc lựa chọn mua thuốc cam cho bé, tránh mua loại thuốc cam không rõ nguồn gốc.

– Khi bạn nghi ngờ con bị nhiễm chì nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra nồng độ chì.

Tags:

Bài viết liên quan